‘Bỏ biên chế khỏi ngành giáo dục là điều tất yếu’

GS, TS  Phạm  Tất Dong, PCT Hội Khuyến học Việt Nam, nhận định: “Việc bỏ biên chế khỏi ngành giáo dục là điều tất yếu và rất cần để cải thiện ngành giáo dục”.
bo bien che khoi nganh giao duc la dieu tat yeu Đừng đổi tên môn Giáo dục công dân
bo bien che khoi nganh giao duc la dieu tat yeu Kiến nghị dạy đại trà chương trình mới ở lớp 1 từ năm 2018
bo bien che khoi nganh giao duc la dieu tat yeu
Việc bỏ biên chế khỏi ngành giáo dục là điều tất yếu và rất cần để cải thiện ngành giáo dục.

Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, quan điểm của Bộ là tổ chức, sắp xếp lại các đơn vị, nguồn lực của ngành giáo dục, không phải mục tiêu chính là giảm biên chế hay tiết kiệm tiền mà là nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở cơ cấu lại, tổ chức lại những gì bất hợp lý, tháo gỡ những tắc nghẽn, thậm chí có nhiều việc không cần đến tiền.

Đồng thời, từng bước giảm dần biên chế viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng dần hợp đồng lao động, hướng tới xóa bỏ biên chế trong các đơn vị công lập nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của người lao động để thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp.

Trước thông tin trên, GS, TS Phạm Tất Dong cho rằng việc bỏ biên chế trong ngành giáo dục là cần thiết và nhiều nước trên thế giới đã thực hiện việc này từ rất lâu.

“Không phải chỉ trong ngành giáo dục cần bỏ biên chế mà các bộ, ngành khác khác cũng thế, nhất là cơ quan công quyền và các đơn vị sản xuất. Công chức phải là công chức có thời hạn, không phải công chức là “vào mà không ra” và viên chức cũng vậy.

Ở các nước tư bản, chế độ có thay đổi, nhưng đội ngũ công chức không thay đổi, bởi họ làm việc hiệu quả. Tuy nhiên ở Việt Nam lại khác, nói như Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc còn có rất nhiều cán bộ, công chức làm việc không hiệu quả nên việc thay đổi là cần thiết”, GS Phạm Tất Dong nhận định.

bo bien che khoi nganh giao duc la dieu tat yeu
Đánh giá đúng năng lực của giáo viên để trả lương sẽ làm ngành sự phạm phát triển.

Đồng quan điểm với PCT Hội Khuyến học Việt Nam, một PGS TS Viện Nghiên cứu Sư Phạm đề nghị không nêu tên cho rằng, để người lao động phát triển bao giờ hợp đồng lao động cũng gắn theo công việc, đãi ngộ và tôn vinh, nên quá trình sàn lọc, loại bỏ là bình thường. Từ xưa đến nay chúng ta gần như mặc định khi đã vào công chức hay viên chức dù có làm không tốt vẫn được giữ lại.

“Bản thân giáo viên là người tham gia vào lĩnh vực giáo dục được xem như một loại hình dịch vụ, sản xuất nên cần có hợp đồng lao động hẳn hoi. Về nguyên tắc, đối với các loại hình sản xuất, dịch vụ người tham gia phải chuyển sang hợp đồng lao động và phải có một chế độ đãi ngộ tương ứng với nó để hưởng lương theo chất lượng lao động và năng suất”, vị PGS nhận định.

Theo đó, một người giáo viên có năng lực và dạy tốt đã được kiểm định kỹ lưỡng, chặt chẽ họ cần phải được nhận mức lương tương xứng để tiếp tục sáng tạo, làm việc tốt. Ngược lại, giáo viên “dựa dẫm”, năng lực kém phải loại bỏ. Trong trường hợp nếu không thể loại bỏ do nhiều yếu tố thì việc dựa vào hợp đồng trên nguyên tắc công việc, đãi ngộ, tôn vinh để buộc những giáo viên thiếu năng lực nghỉ việc là điều cần thiết.

Tuy nhiên cả hai vị tiến sĩ cùng nêu quan điểm, trong bối cảnh hiện nay cần có lộ trình bởi đây là một việc rất mới ở Việt Nam. Mặt khác, tâm lý người Việt ngại thay đổi nên làm ngay sẽ tạo ra dư luận xấu trong xã hội do chưa có sự đồng thuận và chuẩn bị tâm thế.

bo bien che khoi nganh giao duc la dieu tat yeu
Thông qua việc ký hợp đồng, người giáo viên sẽ có mức lương tương xứng, chắc chắn sẽ triệt tiêu dạy học thêm.

Vì vậy, cần phải làm từ từ và thí điểm nhưng thí điểm phải đồng bộ. Ví dụ, như chúng ta tạo ra một hợp đồng xóa bỏ biên chế tại một trường nào đó thì phải kèm theo mức lương tương xứng, chế độ đãi ngộ, tôn vinh rõ ràng.

Đồng thời lọc ra những người kém chất lượng về năng lực. Nếu người những người kém đó còn nhiều thời gian lao động và có tiềm năng chúng ta có thể bỏ tiền ra để đào tạo lại và sử dụng họ. Riêng những người không đủ năng lực và không còn nhiều thời gian lao động chúng ta có thể chấp dứt công việc với họ.

“Không nên nhân đạo trong câu chuyện giáo dục vì nếu ngay từ đầu giáo viên không có đủ năng lực sẽ đào tạo một thế hệ không tốt. Điều này ảnh hưởng lớn về sau”, vị PGS, TS khẳng định.

Ngoài ra, thông qua việc ký hợp đồng, người giáo viên sẽ có mức lương tương xứng, chắc chắn sẽ triệt tiêu dạy học thêm. “Chúng ta có thể lấy ví dụ đơn giản, một giáo viên giỏi được trả một mức lương tương xứng đủ để lo cho cuộc sống, con cái… chắc chắn họ sẽ bỏ dạy thêm để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và cuộc sống của mình. Ngược lại với mức lương giáo viên như hiện nay, người giỏi cũng như người dở đều phải cố gắng dạy thêm để có đủ tiền trang trải cuộc sống. Do đó, phải tính đúng tính đủ để làm sao giáo viên nuôi được bản thân, gia đình, con cái cũng như phát triển nghề nghiệp”, PGS, TS đề xuất .

bo bien che khoi nganh giao duc la dieu tat yeu Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể có giảm áp lực cho học sinh?

So với chương trình lần trước thì lần này cũng đã có những tiến bộ hơn nhưng vẫn băn khoăn ở chỗ có giảm bớt ...

Đặc biệt, nếu chế độ đãi ngộ giáo viên như hiện nay, người trẻ không còn mặn mà với nghề giáo và chắc chắn trong thời gian tới sẽ có một khoảng trống về giáo viên vô cùng lớn. Đó đó, việc bỏ biên chế khỏi ngành giáo dục là điều tất yếu và rất cần để cải thiện ngành giáo dục.

Việc này sẽ giống như một con kênh chết, hay một cái ao tù. Xã hội rất năng động nó giống như một hệ thống sông ngòi có sự luân chuyển, lưu thông với nhau nên trong mọi lĩnh vực cũng cần có sự thay đổi, phải có người vào người ra.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.