Bộ NN&PTNT: Thịt heo sẽ không còn chiếm 70% cơ cấu chăn nuôi

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, cần xác định lại cơ cấu, nhìn ra điểm yếu rồi thì sẽ không còn chuyện 70% thịt heo trong cơ cấu rổ thực phẩm nữa mà phải tăng thịt gia cầm, thịt bò, thay đổi kết cấu ngành hàng phù hợp nhu cầu thị trường.

Mất cân đối trong cơ cấu ngành chăn nuôi

Tại Hội nghị về chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2040, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết tốc độ phát triển ngành chăn nuôi hiện nay rất nhanh nhưng đang mất cân đối khi nuôi heo chiếm tới 70%. 

"Trước đây hợp lí khi thu nhập bình quân của người dân chỉ 400 USD/người nhưng hiện tại thu nhập đã tăng lên 3.000 USD/người thì cơ cấu này hoàn toàn không còn phù hợp. Nhu cầu người dân hiện đòi hỏi thực phẩm phải đa dạng. Điều này cần tính toán lại", Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: Thịt heo sẽ không còn chiếm 70% cơ cấu chăn nuôi - Ảnh 1.

Hội nghị về chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2040. Ảnh: Đức Quỳnh

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, ba khâu quan trọng trong lĩnh vực chăn nuôi là sản xuất, chế biến, tiêu thụ thì mới chỉ làm được một khâu là sản xuất. Chế biến chưa thực sự phát triển khi vẫn tồn tại các lò mổ thủ công, tiêu thụ ở các chợ truyền thống. 

“Hiện ngành nông nghiệp đặt mục tiêu đưa chăn nuôi là ngành chính thế nhưng xuất khẩu mặt hàng chăn nuôi còn rất khiêm tốn. Một ngành nông nghiệp với kim ngạch xuất khẩu khoảng 41 tỉ USD/năm nhưng soi kính hiểm vi cũng chỉ thấy một vài sản xuất được xuất đi nước ngoài như heo sữa, trứng muối, thịt gà…

Sẽ không còn có chuyện 70% thịt heo trong rổ thực phẩm

Hiện nay, ngành chăn nuôi đã có chiến lược phát triển giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2040. 

"Xác định  lại cơ cấu, nhìn ra điểm yếu rồi thì sẽ không còn chuyện 70% thịt heo trong cơ cấu rổ thực phẩm nữa mà phải tăng thịt gia cầm, thịt bò, thay đổi kết cấu ngành hàng phù hợp nhu cầu thị trường", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói

Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm với các giống cao sản theo hướng trang trại công nghiệp, đồng thời mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng hữu cơ, truyền thống với các giống bản địa.

Ổn định quy mô công suất thiết kế các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp đến năm 2030 từ 40 đến 45 triệu tấn, sản lượng thực tế từ 30 đến 32 triệu tấn, chiếm khoảng 70% thức ăn tinh tổng số. 

Khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp sản xuất nguyên liệu, thức ăn bổ sung, chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hóa chất dùng trong chăn nuôi.

Nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh, nhất là việc khống chế các dịch bệnh nguy hiểm, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

Tầm nhìn đến năm 2040, chăn nuôi Việt Nam là ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và được công nghiệp hóa ở hầu hết các khâu từ sản xuất, chế biến đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. 

Trong đó, trình độ và năng lực sản xuất ngành chăn nuôi Việt Nam thuộc nhóm đầu của các nước khu vực Đông Nam Á.

Khống chế và kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; bệnh lây nhiễm sang người. Hầu hết sản phẩm chăn nuôi chính, bao gồm thịt, trứng, sữa được sản xuất trong các cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học và thân thiện với môi trường.

100% sản phẩm thịt gia súc, gia cầm hàng hóa được cung cấp từ các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp và trên 70% khối lượng sản phẩm chăn nuôi chính được qua sơ chế, chế biến công nghiệp, trong đó khoảng 30% được chế biến sâu.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.