Bộ Tài chính "cấm" thanh lý xe công theo hình thức chỉ định

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi các bộ ngành, địa phương và tổ chức chính trị - xã hội sử dụng xe công, sau khi sắp xếp lại xe công, số xe dư thừa nếu bán phải thực hiện đấu giá công khai, không được áp dụng hình thức bán chỉ định.
bo tai chinh cam thanh ly xe cong theo hinh thuc chi dinh

Bộ Tài chính cũng yêu cầu, việc tổ chức bán đấu giá xe ô tô có quyết định thanh lý, quyết định bán phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và đấu giá tài sản. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ bán xe ô tô công phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người có tài sản bán đấu giá.

Với các xe công chưa đủ điều kiện thanh lý, nếu đủ điều kiện các cơ quan được phép chuyển sang xe chuyên dùng; hoặc điều chuyển xe ô tô từ nơi thừa sang nơi thiếu so với tiêu chuẩn, định mức, bảo đảm hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước theo quy định.

Sau khi thực hiện sắp xếp lại đội xe, các cơ quan, đơn vị kê khai biến động tài sản lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước theo quy định.

Cùng ngày, Bộ Tài chính cũng có 1 văn bản khác gửi các bộ ngành, địa phương, tổ chức sử dụng xe ô tô công về phổi hợp xử lý xe công. Theo đó, sau khi rà soát, tổng hợp, Bộ Tài chính nhận thấy, số xe ô tô công dôi dư chủ yếu là xe được đưa vào sử dụng giai đoạn 2001 - 2005.

Để tiếp tục xử lý đối với số xe ô tô dôi dư đúng quy định, bảo đảm nhu câu xe ô tô phục vụ công tác, hạn chế việc mua sắm mới xe ô tô, Bộ Tài chính đê nghị, các cơ quan đơn vị: Căn cứ thực trạng xe ô tô, tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, trường hợp có nhu cầu tiếp nhận điều chuyển các xe ô tô nêu trên thì có văn bản gửi Bộ Tài chính trước ngày 28/2/2018 để phối hợp thực hiện theo quy định.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, tính đến hết năm 2016, cả nước có 34.211 ô tô công. Trong đó, có 864 ô tô phục vụ chức danh, 17.047 xe phục vụ chung, 16.883 xe chuyên dùng. Ước tính mức phí “nuôi” ô tô công trung bình 1 năm là 320 triệu đồng/chiếc, gồm khấu hao xe, chi phí cho lái xe, xăng xe, bảo dưỡng… Sau khi rà soát, sắp xếp lại xe công ở các đơn vị, số xe công dư thừa lên tới hàng nghìn chiếc.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.