Bộ Tài chính vừa hoàn thiện Dự thảo nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô công. So với bản dự thảo được đưa ra lấy ý kiến vào năm 2017, dự thảo lần này đã “nới” hơn việc khoán xe công.
Theo đó, cấp thứ trưởng và tương đương được sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến cơ quan và đi công tác với giá mua xe tối đa là 920 triệu đồng/xe.
Như vậy, các chức danh sau vẫn được xe công đưa đón là Phó trưởng ban của Đảng ở trrung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Phó Chủ tịch Ủy ban của Quốc hội, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Tổng kiểm toán nhà nước; Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, thứ trưởng, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng cục trưởng, Phó các đoàn thể Trung ương, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ tư 1,25 trở lên.
Thứ trưởng, Chủ tịch tỉnh vẫn được xe công đưa đón |
Ở cấp địa phương, thì những chức danh sau được xe công đưa đón. Đó là Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, trưởng đoàn Đại biểu quốc hội chuyên trách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ Hà Nội và TP.HCM.
Ủy viên Ban thường vụ thành ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó chủ tịch UBND, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội và TP.HCM.
Chủ tịch Hội đồng thành viên, tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng được trang bị xe công.
Bộ Tài chính lưu ý: Việc bố trí xe ô tô để đưa đón từ nơi ở đến cơ quan và đi công tác đối với các chức danh kể trên do cơ quan, tổ chức, đơn vị, DNNN quản lý, không sử dụng xe ô tô cơ quan thành xe ô tô riêng của các chức danh.
Trong trường hợp các chức danh trên từ chối xe công đưa đón, thay vào đó nhận khoán kinh phí sử dụng xe ô tô thì Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan Trung ương, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, UBND cấp tỉnh,... căn cứ tình hình thực tế, phương án nhận khoán và số lượng chức danh nhận khoán kinh phí để xem xét, quyết định, đảm bảo tiết kiệm hiệu quả.
Đây là điểm khác biệt lớn nhất của dự thảo Nghị định ô tô công lần này so với dự thảo được Bộ Tài chính lấy ý kiến vào tháng 6/2017. Có thể thấy, dự thảo lần này đã “nới” hơn rất nhiều trong việc quy định các chức danh được bố trí xe công đưa đón.
Nếu như tại Điều 7 dự thảo năm 2017, thì các chức danh kể trên đều thuộc diện phải nhận khoán xe công, không được trang bị xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và đi công tác.
Như vậy, với dự thảo mới nhất này, các chức danh phải nhận khoán xe công chỉ còn là các chức danh có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,7-1,25.
HÌnh thức khoán là theo km thực tế và khoán gọn. Nếu chọn hình thức khoán theo km thực tế, thì mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô được xác định trên cơ sở số km từ nơi ở đến cơ quan (2 lần/ngày), số ngày làm việc thực tế trong tháng và đơn giá khoán.
Đối với đi công tác, mức khoán kinh phí sử dụng xe ô tô được xác định trên cơ sở số km thực tế của từng lần đi công tác và đơn giá khoán.
Nếu chọn hình thức khoán gọn, thì cách thức là căn cứ khoảng cách từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại, số ngày đưa đón bình quân hàng tháng của các chức danh để xác định mức khoán gọn áp dụng cho tất cả các chức danh.
Đối với công đoạn đi công tác, căn cứ số km bình quân đi công tác hàng tháng theo yêu cầu công việc của các chức danh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước và đơn giá khoán.
“Đơn giá khoán phù hợp với đơn giá dịch vụ vận chuyển của phương tiện vận tải tương đương trên thị trường”, Bộ Tài chính cho hay.
Báo cáo của Chính phủ năm 2017 cho thấy, tổng số xe ô tô công hiện có 39.425 chiếc với tổng nguyên giá 25,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 2,21% tổng giá trị tài sản nhà nước). Tổng giá trị còn lại theo sổ kế toán 8,6 nghìn tỷ đồng, bằng 33,71% tổng nguyên giá.
Dự báo thời tiết ngày 10/10: Gió mùa về, Hà Nội trời trở lạnh
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh, ngày hôm nay ở Bắc Bộ có ... |