BOT Mỹ Lộc thu phí trở lại: Hé lộ về pháp lí, vị trí trạm và 'đường ngân sách'

Ngày hôm qua (20/3), trạm BOT Mỹ Lộc (Nam Định) thu phí trở lại sau nhiều tháng phải "xả trạm".
BOT Mỹ Lộc thu phí trở lại: Hé lộ về pháp lí, vị trí trạm và đường ngân sách - Ảnh 1.

Pháp lí dự án BOT Mỹ Lộc thế nào?

Ngày 20/3, dự án xây dựng tuyến tránh TP Nam Định từ QL10 đến thị trấn Mỹ Lộc (BOT Mỹ Lộc) chính thức thu phí trở lại.

Trong điều kiện suy thoái kinh tế, nguồn vốn ngân sách nhà nước khó khăn, không thể cân đối để đầu tư, UBND tỉnh Nam Định đã lựa chọn được Nhà đầu tư thực hiện dự án, đây thực sự là nỗ lực rất lớn của tỉnh, của Nhà đầu tư.

Sở GTVT Nam Định

Theo Sở GTVT Nam Định, QL21 qua địa bàn TP Nam Định có lưu lượng xe lớn, thường xuyên xảy ra ùn tắc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATGT, ảnh hưởng tới sự phát triển về kinh tế - xã hội của địa phương trong khi nguồn vốn ngân sách khó khăn, không thể bố trí đầu tư.

Năm 2007, Bộ trưởng Bộ GTVT đã đồng ý về nguyên tắc triển khai xây dựng đoạn tuyến tránh TP Nam Định, từ QL10 đến thị trấn Mỹ Lộc theo hình thức BOT.

Tháng 6/2007, căn cứ tờ trình của UBND tỉnh Nam Định về việc đầu tư xây dựng tuyến mới QL21 đoạn Nam Định - Phủ Lý, Bộ GTVT đã có báo cáo Thủ tướng.

Sở GTVT Nam Định cho biết, trên cơ sở ý kiến của các đơn vị như Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng đã đồng ý xây dựng tuyến đường Nam Định - Phủ Lý (Văn bản số 768/TTg-CN ngày 14/6/2007).

IMG_3502
IMG_3502
IMG_3577
IMG_3577

Trạm BOt Mỹ Lộc trên tuyến chính và trạm phụ trên tuyến nhánh.

Sau khi Ban thường vụ Tỉnh uỷ tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương đầu tư, UBND tỉnh này đã có Thông báo số 164/TB-UBND ngày 24/7/2007 về việc đầu tư xây dựng tuyến mới QL1 21 đoạn Nam Định - Phủ Lý theo hình thức BOT và BT.

Trên cơ sở thống nhất của một số đơn vị liên quan, UBND tỉnh Nam Định đã Quyết định bổ sung qui hoạch tuyến đường bộ mới Phủ Lý - Nam Định trong qui hoạch phát triển giao thông của tỉnh này đến năm 2010.

"Căn cứ Nghị định số 78/2007/NĐ-CP ngày 11/5/2007 của Chính phủ; ý kiến tham gia của các sở ngành của tỉnh; hồ sơ đề xuất Dự án của Nhà đầu tư (Công ty CP Tasco), ngày 1/10/2007, UBND tỉnh Nam Định có Quyết định số 2221/QĐ-UBND về việc chấp thuận Nhà đầu tư xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Phủ Lý theo hình thức BOT và BT", Sở GTVT Nam Định thông tin.

BOT Mỹ Lộc thu phí trở lại: Hé lộ về pháp lí, vị trí trạm và đường ngân sách - Ảnh 4.

Vị trí các trạm BOT. (Nguồn ảnh: Goolge).

Phạm vi, qui mô đầu tư BOT Mỹ Lộc ra sao?

Theo Sở GTVT Nam Định, phạm vi đầu tư dự án BOT Mỹ Lộc từ thị trấn Mỹ Lộc (Km144+056 - QL21) đến thành phố Nam Định (Km106+855 - QL10).

Điểm đầu nối vào QL21 tại Km 144+56 (thôn Phủ Điền - xã Mỹ Hưng, Mỹ Lộc); điểm cuối giao với QL10 (Km 106+855) TP Nam Định.

Trong đó, chiều dài tuyến chính là 3,9km (từ Km21 + 168,18 - Km25+68,18). Chiều dài tuyến nhánh là 555m từ Km144+56/QL21 cũ tới tuyến đường bộ mới Phủ lý - Nam Định.

Về qui mô đầu tư, tuyến chính thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị, vận tốc thiết kế 80Km/h. Tuyến nhánh thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 60km/h.

Tống mức đầu tư sau điều chỉnh là 487,7 tỷ đồng (trong đó hạng mục đường giao thông là 425,5 tỉ đồng, hạng mục trạm thu phí là 62,2 tỉ đồng).

Dự án BOT Mỹ Lộc khởi công ngày 29/1/2010 và đưa vào sử dụng từ tháng 9/2012. Riêng hạng mục bổ sung trạm thu phí mới Mỹ Lộc tháng 11/2016 bàn eiao đưa vào sử dụng.

"Quá trình triên khai thi công Dự án đến khi bàn giao nghiệm thu đã được Nhà đầu tư thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước.

Dự án được Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán dự án (phần tuyến đường) và có Thông báo kết qua kiểm toán dự án số 357/TB-KTNN ngày 23/10/2013", Sở GTVT Nam Định cho biết.

BOT Mỹ Lộc thu phí trở lại: Hé lộ về pháp lí, vị trí trạm và đường ngân sách - Ảnh 5.

Đường ngân sách (xén bớt dải phân cách giữa) không tính vào tổng mức đầu tư của BOT Mỹ Lộc và có giá trị gần 96 tỉ đồng.

"Đường ngân sách" rộng 5m ở BOT Mỹ Lộc trị giá gần 86 tỉ đồng

Năm 2018, khi phản đối thu phí ở BOT Mỹ Lộc, nhiều người dân cho rằng tại dự án BOT này có làn đường làm từ vốn ngân sách với chiều rộng 5m và đi không phải trả phí.

Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách nhà nước khó khăn và không thể cân đối để đầu tư, rất mong sự chia sẻ của người sử dụng với các khó khăn của ngành GTVT

Sở GTVT Nam Định

Theo Sở GTVT Nam Định, "đường ngân sách" này là dự án xây dựng mở rộng mặt cắt ngang phần đường xe chạy của tuyến tránh TP Nam Định từ thị trấn Mỹ Lộc đến QL10.

"Căn cứ Khoản 2, Khoản 3, Điều 6, Nghị định 108/2009/NĐ-CP về sử dụng vốn Nhà nước để thực hiện dự án. Sở GTVT đã có Báo cáo số 1441/BC- SGTVT ngày 16/11/2010 đề nghị triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến tránh TP Nam Định đoạn từ thị trấn Mỹ Lộc đến Quốc lộ 10.

Dự án được UBND tỉnh Nam Định phê duyệt tại Quyết định số 161/QĐ-UBND ngày 24/01/2011 với qui mô thiết kế mở rộng mặt cắt ngang toàn tuyến phần đường xe chạy mỗi bên 5m về phía trong dải phân cách giữa.

Tổng mức đầu tư là 85,908 tỉ đồng, giao cho Sở GTVT Nam Định làm chủ đầu tư và không tính vào tổng mức đầu tư của dự án BOT", Sở GTVT Nam Định thông tin.

Đơn vị này cũng khẳng định đã tổ chức quản lí dự án, quản lí tiến độ chất lượng công trình theo đúng qui định.

UBND tỉnh Nam Định, Tasco khẳng định trạm BOT Mỹ Lộc đặt trong phạm vi của dự án.

Trạm BOT Mỹ Lộc đặt trong dự án

Khi phản đối thu phí tại trạm BOT Mỹ Lộc, nhiều người dân cho rằng trạm BOT này không đặt đúng vị trí, không nằm trong dự án.

Lý do chính khiến trạm BOT Mỹ Lộc bị phản đối, phải dừng hoạt động khoảng cuối tháng 7/2018 là mức phí cao, dao động trong khoảng 30 nghìn đồng đến 160 nghìn đồng/lượt, tương ứng năm nhóm xe có số ghế ngồi hoặc tải trọng từ nhỏ đến lớn

Công ty CP Tasco

Theo Sở GTVT Nam Định, trên cơ sở đề xuất của nhà đầu tư, ý kiến của các đơn vị liên quan, UBND tỉnh này đã trình HĐND tỉnh chấp thuận địa điểm và diện tích xây mới trạm thu phí Mỹ Lộc.

Cụ thể, vị trí trạm chính tại Km21+174,82 và trạm phụ tại tuyến nhánh. Sở này cũng khẳng định trạm BOT Mỹ Lộc nằm trong dự án và phù hợp với qui định pháp luật.

Bị tài xế phản đối, BOT Mỹ Lộc từng phải treo barie, đóng làn thu phí tự động không dừng.

BOT Mỹ Lộc minh bạch thế nào?

Theo Sở GTVT Nam định, Tổng cục Đường bộ, UBND tỉnh này đã chỉ đạo nhà đầu tư triển khai lắp bảng điện tử tại BOT Mỹ Lộc, đẩy nhanh triển khai lắp đặt hệ thống thu phí tự động không dừng theo đúng lộ trình.

Được biết, hiện trạm BOT Mỹ Lộc đã triển khai thu phí tự động không dừng tại làn trong cùng.

Nếu không muốn trả phí, các phương tiện tham gia giao thông có thể lựa chọn đi QL 21, nằm song song đường BOT

Công ty Tasco

Ông Trịnh Xuân Nam, Giám đốc Tasco 6, đơn vị quản lí BOT Mỹ Lộc cho biết: "Chúng tôi muốn thu phí tự động không dừng tất cả các làn nhưng rất nhiều phương tiện không dán thẻ".

Đối với việc người dân nghi ngờ về tính minh bạch của dự án, ông Nam cho biết nếu người dân muốn đếm xe như BOT Ninh Lộc thì có thể ra ngồi đếm.

"Người dân có thể đếm xe và chúng tôi sẽ hướng dẫn đếm sao cho chính xác. Nếu nghi ngờ, người dân có thể ý kiến với cơ quan chức năng.

Nhiều người thắc mắc tại sao chúng tôi thu nhiều, tuy nhiên việc thu bao nhiêu phải theo qui định pháp luật, theo hợp đồng và khả năng hoàn vốn của nhà đầu tư", ông Nam nói.

BOT Mỹ Lộc thu phí trở lại: Hé lộ về pháp lí, vị trí trạm và đường ngân sách - Ảnh 11.

Không muốn trả phí, người dân đi QL21 và có thể rẽ phải ra đường Nam Định - Phủ Lý.

Phản đối BOT Mỹ Lộc vì mức phí cao?

Theo thông tin từ Công ty CP Tasco, lí do chính khiến trạm BOT Mỹ Lộc bị phản đối, phải dừng hoạt động khoảng cuối tháng 7/2018 là mức phí cao, dao động trong khoảng 30 nghìn đồng đến 160 nghìn đồng/lượt, tương ứng năm nhóm xe có số ghế ngồi hoặc tải trọng từ nhỏ đến lớn.

Để giải quyết vấn đề này, ngày 5/1/2019, UBND tỉnh Nam Định và Công ty CP Tasco đã tổ chức buổi họp báo, công bố mức phí mới được điều chỉnh theo phụ lục hợp đồng được hai bên ký ngày 28/12/2018.

Đầu tháng 7/2018, một số tài xế đã dừng xe phản đối trạm BOT Mỹ Lộc (Nam Định) và hỏi về việc "đi 3,9 km mất 30.000 đồng tiền phí".

Cả năm nhóm xe đều được giảm phí, trong đó bốn nhóm đầu giảm từ 40 đến 50%, nhóm 5 giảm 25%.

Có năm loại xe được miễn phí qua trạm BOT Mỹ Lộc, gồm: Xe nhóm 1 của chủ phương tiện có hộ khẩu thường trú trong phạm vi 3km quanh trạm; xe nhóm 1 của cán bộ công chức, viên chức tại các cơ quan hành chính của huyện Mỹ Lộc; xe công vụ của các cơ quan nhà nước có trụ sở trên địa bàn huyện; xe vận chuyển rác thải và xe buýt nội tỉnh.

"Với mức phí mới, thời gian thu phí dự kiến còn lại là tám năm 11 tháng (đến tháng 12-2027). Thay vì mỗi chiều một làn VETC (thu phí tự động không dừng) như hiện tại, đến Quý III năm 2019, trạm BOT Mỹ Lộc sẽ áp dụng hoàn toàn dịch vụ VETC cho tất cả các làn để minh bạch thu phí và giảm ách tắc qua trạm", Công ty CP Tasco cho biết.

BOT Mỹ Lộc thu phí trở lại: Hé lộ về pháp lí, vị trí trạm và đường ngân sách - Ảnh 13.

Mức phí mới qua trạm BOT Mỹ Lộc.

BOT Mỹ Lộc thu phí trở lại: Hé lộ về pháp lí, vị trí trạm và đường ngân sách - Ảnh 14.

Lực lượng chức năng túc trực tại BOT Mỹ Lộc trong ngày thu phí trở lại.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến bắt đầu có doanh thu hàng nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.