Các đại học ủng hộ quy định sinh viên được chuyển ngành CNTT

Đánh giá quy định chuyển ngành CNTT có tính đột phá, Bách khoa Hà Nội, Bưu chính không lo thiếu nhân lực, không sợ giảm chất lượng đào tạo. 
cac dai hoc ung ho quy dinh sinh vien duoc chuyen nganh cntt 'Phải lòng' hai nữ sinh xinh đẹp hát giao lưu với chiến sĩ
cac dai hoc ung ho quy dinh sinh vien duoc chuyen nganh cntt Cho sinh viên ngành khác chuyển sang ngành công nghệ thông tin: Có nên 'thả cửa'?
cac dai hoc ung ho quy dinh sinh vien duoc chuyen nganh cntt Nam sinh Bách Khoa: Nhiều bạn học lại 3,4 lần... 'không quá ngạc nhiên'

Công văn 5444 hướng dẫn áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) trình độ đại học giai đoạn 2017-2020 được các đại học chào đón.

Dẫn báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông về nhân lực ngành CNTT hiện nay của Việt Nam là hơn 600.000, dự báo năm 2020 cần khoảng 1,2 triệu, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Bưu chính Viễn thông Đặng Văn Tùng cho biết, đang thiếu lớn nhân lực có chất lượng ngành này. Trong khi đó, Việt Nam và thế giới đang bước vào cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 với CNTT giữ vị trí cốt lõi.

"Ở bối cảnh đó, nhu cầu nhân lực CNTT rất lớn và cấp bách. Công văn áp dụng cơ chế đặc thù với mục tiêu lớn nhất là khai thác mọi nguồn lực của đất nước để tập trung đào tạo nguồn nhân lực CNTT ở nhiều hình thức như đại học chính quy, văn bằng hai, song bằng... là hết sức đúng đắn và cần thiết", ông Tùng nói.

cac dai hoc ung ho quy dinh sinh vien duoc chuyen nganh cntt
Trưởng khoa Công nghệ thông tin Đại học Thủy Lợi - TS Nguyễn Thanh Tùng. Ảnh: tlu.edu.vn

Tính đột phá của công văn, theo Trưởng phòng Tùng là khuyến khích và cho phép đào tạo các ngành/chuyên ngành mới trong lĩnh vực CNTT. Điều này phù hợp với thực tế, nhất là khi cách mạng 4.0 đang tạo ra ngành nghề mới, xóa bỏ một số nghề cũ, với trí tuệ nhân tạo, thương mại điện tử, thanh toán điện tử...

Trưởng khoa CNTT Đại học Thủy lợi - TS Nguyễn Thanh Tùng, chỉ ra điểm mới có tính ưu việt của văn bản 5444 là tạo cơ chế cho trường liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ tạo cơ hội việc làm và là nơi thực hành, thực tập cung cấp kiến thức cho sinh viên. Các chuyên gia của doanh nghiệp được trực tiếp giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực...

"Những điểm mới này sẽ giúp ích cho các trường trong quá trình đào tạo, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học với đặc thù của ngành CNTT cần thực hành, ứng dụng cao", ông Tùng

nói.

Không lo ồ ạt tuyển sinh, giảm chất lượng

Nhiều người lo ngại các đại học có thể "chạy theo số lượng, bỏ qua chất lượng", bất chấp sự chênh lệch điểm chuẩn đầu vào, khác biệt khối thi... để tăng nguồn tài chính.

Tuy nhiên, ông Đặng Văn Tùng cho rằng, khó có chuyện tuyển ồ ạt sinh viên chuyển ngành. Việc chuyển diễn ra theo hướng từ ngành/trường có chất lượng không cao đến ngành/trường có chất lượng cao. Để giữ uy tín và đảm bảo chất lượng, các đại học sẽ đặt rào cản riêng để chọn sinh viên phù hợp. Công văn của Bộ Giáo dục cũng quy định, việc xác định chỉ tiêu và điều kiện chuyển ngành phải đảm bảo điều kiện đầu vào tối thiểu của chương trình đào tạo.

Ở Học viện Bưu chính Viễn thông, điều kiện đầu vào của khoa CNTT (năm 2017) là điểm trúng tuyển từ 25, cao nhất trong ngành của trường, khối thi A và A1. Ông Tùng cho biết, trường không nặng nề điểm đầu vào đại học khi xét tuyển sinh viên chuyển ngành. Tuy nhiên, sinh viên thi đại học khối B, C có mong muốn sang học CNTT sẽ được "cân nhắc kỹ lưỡng".

cac dai hoc ung ho quy dinh sinh vien duoc chuyen nganh cntt
Trưởng phòng Đào tạo Đại học Bách khoa Hà Nội - Nguyễn Phong Điền. Ảnh: hust.edu.vn

Trưởng phòng Đào tạo Đại học Bách khoa Hà Nội - ông Nguyễn Phong Điền khẳng định sẽ không nhận sinh viên có khối thi đầu vào khác khối A, A1. Trường ưu tiên nhận sinh viên năm nhất, xem xét trường hợp học năm thứ hai và không nhận sinh viên năm ba do chênh lệch kiến thức giữa các cơ sở đào tạo.

"Sinh viên trường khác muốn chuyển sang Đại học Bách khoa Hà Nội trước hết phải có điểm đầu vào đại học bằng hoặc hơn điểm chuẩn của ngành CNTT. Sinh viên đang học tại Đại học Bách khoa Hà Nội muốn chuyển ngành, điểm đầu vào có thể thấp hơn một chút nhưng điểm học tập trong 2 năm phải đạt yêu cầu chung của trường", ông Điền nói.

Năm 2017, điểm trúng tuyển ngành CNTT hệ đại trà là 28,25 - cao nhất trong các ngành đào tạo của Đại học Bách khoa Hà Nội. Chương trình tiên tiến CNTT (TT22) có điểm chuẩn thuộc tốp đầu trường là 26,75.

Tăng sinh viên, đại học không lo thiếu nhân lực

Việc tăng sinh viên ngành CNTT làm nảy sinh lo ngại các đại học, nhất là trường tốp dưới khó đáp ứng đủ giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. Tuy nhiên, theo nhiều cán bộ quản lý, điều này dễ dàng được giải quyết bởi doanh nghiệp sẽ tham gia cung cấp cơ sở vật chất, chuyên gia giảng dạy.

"Với quy định 30% thời lượng là đào tạo tại doanh nghiệp thì dù số sinh viên tăng 40%, thực chất số giờ giảng dạy tại trường đại học vẫn không đổi, hơn nữa lực lượng đào tạo CNTT đang tăng trưởng nhanh", Trưởng khoa CNTT Đại học Thủy lợi - TS Nguyễn Thanh Tùng nói. Với 60 giảng viên, trong đó có 12 tiến sĩ, TS Tùng tự tin khoa sẽ đáp ứng được quy mô đào tạo mới.

Đại học Bách khoa Hà Nội với 1.200 giảng viên, theo Trưởng phòng Đào tạo Nguyễn Phong Điền, sẽ không có vấn đề gì về nhân lực giảng dạy nếu tăng thêm vài trăm sinh viên ngành CNTT. Với đội ngũ đó cộng thêm cán bộ ở các viện nghiên cứu của trường, Bách khoa không cần thuê thêm giảng viên vào dạy tăng cường

30% tổng thời gian đào tạo ở doanh nghiệp là thách thức với các đại học

Quy định thời gian đào tạo thực tế tại doanh nghiệp chiếm ít nhất 30% tổng thời gian đào tạo toàn khóa, theo Trưởng phòng Đào tạo Đại học Bách khoa Hà Nội - Nguyễn Phong Điền, là "thách thức lớn nhất" của các trường khi áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo CNTT.

Bởi doanh nghiệp không được chuẩn bị nhiều thứ để dạy sinh viên, chỉ có thể hướng dẫn cái họ đang thực hiện. Đây chỉ là một hoặc vài phần trong nội dung chương trình giảng dạy, nên các đại học sẽ phải thiết kế lại chương trình để cung cấp đầy đủ kiến thức cho sinh viên.

Mặt khác, việc để sinh viên thực hành, thực tập ở doanh nghiệp với thời gian tương đương hai học kỳ như vậy, gây khó khăn trong việc sắp xếp vị trí việc làm cho sinh viên. "Bách khoa Hà Nội vẫn thường xuyên gửi sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp đối tác nhưng chưa bao giờ lâu đến hai học kỳ", ông Điền nói.

Trưởng khoa CNTT Đại học Thủy Lợi - TS Nguyễn Thanh Tùng cũng cho rằng, quy định tối thiểu 30% thời lượng thực tập chuyên môn tại doanh nghiệp gây khó khăn cho cả đại học và đối tác. Mỗi lĩnh vực của ngành CNTT như: an toàn thông tin, khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính... có đặc thù riêng nên đặt ra yêu cầu chung về thời gian học thực tế là cứng nhắc.

cac dai hoc ung ho quy dinh sinh vien duoc chuyen nganh cntt 'Phải lòng' hai nữ sinh xinh đẹp hát giao lưu với chiến sĩ

Hai nữ sinh Phan Ngọc Ánh (Nghệ An) và Lại Thị Hương Ly (Hà Nam) khiến cư dân mạng "đem lòng thương nhớ" bởi đoạn ...

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.