Các startup lọt vào chung kết Grab Ventures Ignite (phần 2)

Công nghệ giao tiếp là lĩnh vực mà nhiều startup lọt vào chung kết Grab Ventures Ignite theo đuổi như Stringee và Sumi.

Papaya

Papaya là ứng dụng công nghệ bảo hiểm, được điều hành bởi công ty TNHH Xoài Việt Nam, ra đời năm 2018. Hai nhà sáng lập Papaya là Phan Đức Hùng, với background trong ngành bảo hiểm và người bạn Khải Nguyễn, chuyên viên marketing.

Papaya tập trung vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp, giúp khách trực tiếp mua bảo hiểm trên nền tảng. Khách hàng có thể trực tiếp tương tác với nhân viên tư vấn qua ứng dụng. Các nhà sáng lập cho rằng mô hình bảo hiểm trực tuyến có cơ hội cạnh tranh với bảo hiểm truyền thống vì có thể chăm sóc một lúc nhiều khách hàng.

Với mô hình bán bảo hiểm trực tuyến, Papaya đã gọi vốn thành công từ quĩ đầu tư 500 Startups. Theo tuyên bố của công ty, Papaya giúp phòng ban nhân sự của doanh nghiệp khách hàng giảm bớt 70% khối lượng công việc cho các chương trình phúc lợi cho nhân viên.

Stringee

Stringee là nền tảng cung cấp các tính năng giao tiếp (nghe, gọi, chat, gửi tin nhắn) để tích hợp trực tiếp trên ứng dụng di động và website. Người dùng ứng dụng/website của một công ty có thể trực tiếp gọi điện thông qua các thao tác trên nền tảng đó mà không cần bật một tác vụ khác.

Các startup lọt vào chung kết Grab Ventures Ignite (phần 2) - Ảnh 1.

Stringee cung cấp tính năng giao tiếp ngay trên nền tảng của khách hàng. (Ảnh: VTV).

Hiện tại, các khách hàng của Stringee chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, chuyển đổi số. Một vài ngân hàng tại Việt Nam cũng sử dụng dịch vụ của Stringee. Ngoài ra, công ty hướng tới tập khách hàng là các nhóm doanh nghiệp chăm sóc khách hàng, dịch vụ tài chính, giáo dục, truyền thông giải trí...

Sáng lập Stringee là Đậu Xuân Huy, một cựu sinh viên Bách Khoa. Năm ngoái, Stringee của Xuân Huy đã huy động 2 triệu USD đầu tư từ một quĩ đầu tư lớn và các nhà đầu tư thiên thần. Thời điểm đó, startup tuyên bố đã hỗ trợ được các khách hàng sử dụng 1,5 triệu phút gọi mỗi ngày.

Sumi

Sumi là startup công nghệ liên lạc thứ ba trong danh sách các công ty khởi nghiệp lọt vào chung kết Grab Ventures Ignite, cho thấy sự lên ngôi của lĩnh vực công nghệ liên lạc trong thời gian gần đây.

Công ty cung cấp "trợ lí ảo", chat bot, sử dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo để hoạt động. Từ năm 2017, Sumi tuyên bố 1 triệu người đã tiếp cận sản phẩm. Thời điểm đó, Sumi đặt tham vọng lớn là phục vụ các khách hàng quốc tế hoặc các khách hàng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh từ xa.

Vbee

Vbee là một ứng dụng giúp chuyển văn bản thành lời nói và hội thoại thông minh. Người dùng trực tiếp gõ văn bản, ứng dụng sẽ chuyển đổi thành giọng nói với các giọng đọc theo vùng miền khác nhau.

Các startup lọt vào chung kết Grab Ventures Ignite (phần 2) - Ảnh 2.

Nhà sáng lập Vbee Nguyễn Thị Thu Trang. (Ảnh: Vbee).

Nhà sáng lập Vbee Nguyễn Thị Thu Trang từng là giảng viên tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, từng bảo vệ luận án tiến sĩ với giải pháp chuyển văn bản tiếng Việt thành giọng nói.

Các khách hàng lớn của Vbee hiện tại hoạt động trong các lĩnh vực thương mại điện tử, truyền thông và tín dụng tiêu dùng, tài chính công nghệ.

WeCare 247

WeCare 247 là một startup công nghệ y tế, hoạt động ở phân khúc cung cấp dịch vụ chăm sóc  tại nhà riêng ra đời năm 2017. Một năm sau, công ty mở rộng thêm dịch vụ nuôi người bệnh, kết nối người có nhu cầu và người có khả năng cung ứng dịch vụ.

Khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ nuôi bệnh tại nhà hoặc tại bệnh viện. Công ty đang liên kết hoạt động với 8 bệnh viện và tổ chức y tế tại Việt Nam.

chọn
ĐHĐCĐ Becamex IJC: Quý đầu năm lãi sau thuế 40 tỷ, sắp mở bán Sunflower II và Prince Town II
Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa tổ chức, lãnh đạo Becamex IJC tiết lộ doanh thu và lãi sau thuế hợp nhất dự kiến quý I đạt 162 tỷ và 40 tỷ đồng. Hiện nay, công ty đang hoàn thiện các thủ tục để đưa vào bán hàng dự án Sunflower II và Prince Town II trong quý III/2024.