Các startup Việt Nam sẽ nhận được hỗ trợ trị giá 815 triệu USD từ các quĩ đầu tư trong 5 năm tới

Trong vòng 5 năm tới, các startup Việt Nam sẽ nhận được khoản hỗ trợ trị giá 815 triệu USD từ 30 quĩ đầu tư.

Trang Techinasia đưa tin, 30 quĩ đầu tư đã cam kết rót 815 triệu USD vào các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam từ nay đến năm 2025 như một phần của thoả thuận được kí ngày hôm qua tại Vietnam Ventures Summit 2020.

Trong số các nhà đầu tư nước ngoài, có một số quĩ đã hoạt động rất tích cực tại Việt Nam trong thời gian qua. Chẳng hạn như CyberAgent Capital, AlphaJWC, Monk's Hill Ventures, 500 Startups, Beenext, Smilegate Investment và Access Ventures.

Các nhà đầu tư trong nước bao gồm: VinaCapital Ventures, Do Ventures và Viet Capital Ventures.

Vietnam Ventures Summit là một sáng kiến do Chính phủ Việt Nam phối hợp cùng Golden Gates Ventures tổ chức.

Trong sự kiện năm ngoái, các nhà đầu tư đã cam kết hỗ trợ 415 triệu USD cho các startup địa phương, trong số đó đã có 220 triệu USD được giải ngân vào đầu năm 2020.

Việt Nam được đánh giá là thị trường đầu tư công nghệ tăng trưởng nhanh tiếp theo sau Indonesia. Nhưng sau khi đạt được ba trong số các thương vụ lớn ở Đông Nam Á vào năm 2019, đà tăng này đã chậm lại.

Đơn cử, trong nửa đầu năm nay, các startup tại Việt Nam chỉ nhận được 166 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, thấp hơn nhiều so với 2,8 tỉ USD đầu tư vào Indonesia, theo ước tính của Cento Ventures.

Một số nhà đầu tư cho rằng Việt Nam đang thiếu vắng các công ty khởi nghiệp có khát vọng lớn trong khu vực.

Trong khi đó, một báo cáo mới đây của McKinsey & Company dự đoán rằng 12 hệ sinh thái kĩ thuật số lớn (các công ty cung cấp dịch vụ thuộc các lĩnh vực) sẽ được hình thành dựa trên mảng bán lẻ và dịch vụ tại Việt Nam, có khả năng tạo ra tổng doanh thu khoảng 100 tỉ USD vào năm 2025.

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...