Cách đối xử kì lạ của TikTok với nhân viên ở Mỹ

Trong những tuần vừa qua, nhân viên của ứng dụng video ngắn TikTok tại Mỹ chủ yếu nắm bắt tình hình thông qua báo chí hoặc mạng xã hội. Lí do là họ nhận rất ít thông tin từ ban lãnh đạo công ty, dù tham gia các cuộc họp hàng tuần với các cấp quản lí.

Một nhân viên kể rằng, vào ngày 14/9 - hạn chót mà tập đoàn ByteDance phải hoàn tất việc bán TikTok cho một doanh nghiệp Mỹ, hoặc ngừng hoạt động - ban lãnh đạo chỉ gửi một văn bản ngắn tới mỗi nhân viên. 

Nội dung chủ yếu của văn bản liên quan đến thỏa thuận mua bán với Oracle. Tuy vậy, đó cũng là nội dung TikTok gửi đến báo chí.

"Trước đây chúng tôi nhận khá nhiều thư, tin nhắn, song giờ chẳng ai biết chuyện gì sẽ xảy ra. Có lẽ ban quản trị hoàn toàn bị động trước tình hình", một nhân viên TikTok giấu tên thổ lộ.

Cách đối xử kì lạ của TikTok đối với nhân viên ở Mỹ - Ảnh 1.

Những động thái mới nhất của chính phủ Mỹ và các tuyên bố từ Bắc Kinh đang đặt TikTok vào thế mắc kẹt. (Ảnh: VOX).

Người phát ngôn của TikTok khẳng định, công ty thường xuyên họp để cung cấp thông tin cho đội ngũ nhân sự. Tuy nhiên, do yêu cầu bảo mật đối với một số cuộc thảo luận giữa công ty với chính phủ Mỹ nên họ không thể chia sẻ công khai mọi thông tin.

Không chỉ lo về tương lai TikTok, nhân viên công ty còn cảm thấy bất an vì sự thay đổi văn hóa nội bộ của công ty. Một số nhân viên gốc Á nói họ "tủi thân" trước các cuộc thảo luận công khai về lệnh cấm của Mỹ, hoặc buộc phải tỏ thái độ chống Trung Quốc. Một nhân viên thừa nhận ông cảm thấy khó chịu khi các đồng nghiệp tỏ ra hân hoan trước khả năng công ty có thể tách khỏi Trung Quốc.

"Những người gốc Á như chúng tôi không nhận nhiều sự ủng hộ và sự cảm thông", một người phát biểu.

"TikTok luôn tự hào vì chúng tôi có một lực lượng lao động đa dạng và toàn diện. Song các vấn đề liên quan đến lệnh cấm và giao dịch với các doanh nghiệp Mỹ gần đây có thể khiến một số người lao động, đặc biệt là dân gốc Á, cảm thấy họ là mục tiêu của hành vi phân biệt đối xử. Công ty sẽ áp dụng những chính sách mới để cải thiện tình hình", người phát ngôn của TikTok nói.

Nhiều nhân viên TikTok cảm thấy sửng sốt và hoài nghi về sự nhập cuộc vào phút chót của Oracle. 

"Bản thân tôi muốn làm việc tại ByteDance vì đó là tập đoàn công nghệ toàn cầu. Tôi chưa biết chi tiết về thương vụ với Oracle, nhưng có vẻ như sau này, mọi thứ sẽ thay đổi theo chiếu hướng mà tôi không muốn", một nhân viên TikTok giãi bày.

Bất chấp thực tế ấy, một số người khẳng định họ sẽ sớm thích nghi với môi trường mới do đã quen với tình trạng bấp bênh của TikTok ở Mỹ". Vài người khác nói các thông tin mâu thuẫn và những tin đồn trước đó khiến họ trở nên trơ lì với thực tế.

Hồi tháng trước, Tổng thống Donald Trump tuyên bố TikTok là mối đe dọa tới an ninh quốc gia và cảnh báo ông sẽ đưa nó khỏi hệ thống ứng dụng chính thống nếu ByteDance không thoái vốn, ít nhất là trong các hoạt động tại Mỹ. Bộ Thương mại Mỹ khẳng định họ sẽ "tuân thủ lệnh cấm của tòa án.

Hôm 29/9, người dùng vẫn có thể tải TikTok về thiết bị di động sau khi một thẩm phán liên bang ban hành sắc lệnh ngăn cản Chính quyền Mỹ buộc Google và Apple phải xóa nó khỏi các kho ứng dụng của họ. Tòa án ban hành quyết định vào khoảng 8h30 tối (giờ địa phương), chưa đầy 4 giờ trước khi lệnh cấm có hiệu lực.

Một số người Mỹ may mắn vẫn có thể trở thành người thứ 2.500.000.0001 trên thế giới tải ứng dụng TikTok. Hiện tại TikTok vẫn thuộc nhóm ứng dụng nóng nhất trong lĩnh vực công nghệ tiêu dùng hiện tại và đã cán mốc 2 tỉ lượt tải xuống vào tháng 4.

Tuy nhiên, động thái mới nhất của tòa án vẫn chưa làm sáng tỏ tương lai lâu dài của TikTok, và số phận của nó ở Mỹ vẫn là một dấu hỏi lớn.

chọn
Luật Đất đai mới có khiến BĐS công nghiệp gặp khó?
VARS nhận định, thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam đang đối diện với một số thách thức nhất định, trong đó có rủi ro đầu tư khi chi phí đất đai và xây dựng tăng cao, nhất là chi phi tạo lập quỹ đất khi Luật Đất đai mới chính thức hiệu lực.