Cam kết về qui tắc xuất xứ đối với các sản phẩm thịt trong CPTPP

Để được hưởng ưu đãi thuế quan của Hiệp định, thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam phải đáp ứng được qui tắc xuất xứ của CPTPP.

Cam kết về qui tắc xuất xứ (QTXX) trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đối với thịt và các sản phẩm thịt được qui định tại Lời văn Chương 3 – Qui tắc xuất xứ (các qui tắc chung) và các thủ tục chứng nhận xuất xứ; Phụ lục Chương 3 – Qui tắc xuất xứ cụ thể từng nhóm sản phẩm.

Mục đích của qui tắc xuất xứ là để đảm bảo hàng hóa phải được sản xuất chủ yếu trong khu vực CPTPP thì mới được hưởng ưu đãi thuế quan của Hiệp định. 

Đối với thịt và các sản phẩm thịt, khả năng đáp ứng các QTXX này phụ thuộc vào từng nhóm.

Cụ thể, đối với thịt và các sản phẩm thịt sử dụng nguyên liệu thịt nuôi trồng, hoặc khai thác trên lãnh thổ Việt Nam, các nguyên liệu khác như bao bì đóng gói, một số chất phụ gia, chất bảo quản nếu có xuất xứ từ ngoài khu vực CPTPP giá trị cũng không đáng kể, việc đáp ứng QTXX của CPTPP là tương đối dễ dàng.

Đối với các sản phẩm sử dụng nguyên liệu thịt và các sản phẩm thịt nhập khẩu, việc đáp ứng các qui tắc xuất xứ CPTPP có thể là vấn đề khó khăn.

CPTPP: Cam kết về qui tắc xuất xứ đối với các sản phẩm thịt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: freepik)

Về qui tắc xuất xứ

Để xác định xuất xứ của một sản phẩm, cần xác định mã HS của sản phẩm và tra cứu QTXX cụ thể đối với mã HS đó. Đối với các sản phẩm thịt, QTXX trong CPTPP đối với nhóm sản phẩm này bao gồm hai loại:

- Chuyển đổi mã HS (CTC): mã HS của thành phẩm phải khác mã HS của nguyên liệu không có xuất xứ ở cấp hai số (chuyển đổi Chương), 4 số (chuyển đổi Nhóm), hoặc 6 số (Chuyển đổi Phân nhóm).

- Kết hợp Chuyển đổi mã HS (CTC) và Hàm lượng giá trị khu vực (RVC): có thể lựa chọn hoặc là đáp ứng được qui tắc xuất xứ CTC hoặc RVC. RVC là QTXX yêu cầu hàng hóa phải đạt được một ngưỡng (tính theo tỉ lệ phần trăm) về giá trị nguyên liệu tối thiểu ở trong khu vực FTA (mà ở đây là CPTPP).

Ở cả hai loại trên, đối với tất cả sản phẩm thịt, qui tắc CTC (riêng hoặc kết hợp với RVC) đều là CTC chuyển đổi Chương.

Phụ lục Chương 3 CPTPP nêu cam kết về QTXX đối với từng sản phẩm (theo mã HS của sản phẩm đó).

Do đó, để biết QTXX áp dụng đối với từng sản phẩm thịt cụ thể, cần tra cứu cam kết CPTPP về QTXX cụ thể đối với mã HS đó.

Thủ tục chứng nhận xuất xứ

Cam kết chung của CPTPP về thủ tục chứng nhận xuất xứ là tự chứng nhận xuất xứ (nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu tự phát hành giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa nhập khẩu liên quan). Tuy nhiên, CPTPP chấp nhận một số ngoại lệ và bảo lưu đối với thủ tục tự chứng nhận xuất xứ này.

Cụ thể, đối với hàng hóa CPTPP nhập khẩu vào Việt Nam, thủ tục chứng nhận xuất xứ sẽ như sau:

Trong 5 năm đầu kể từ khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam

Các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn chứng nhận xuất xứ theo một trong hai cơ chế:

- Cơ chế chứng nhận xuất xứ truyền thống (cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp giấy chứng nhận xuất xứ).

- Cơ chế nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ.

Chú ý: Sau khi hết thời hạn 5 năm, Việt Nam vẫn có thể duy trì mô hình song song hai cơ chế chứng nhận xuất xứ này thêm tối đa 5 năm nữa (trước khi hết hạn 5 năm đầu ít nhất 60 ngày, Việt Nam thông báo với các đối tác CPTPP về việc gia hạn).

Từ năm thứ 5 kể từ khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam trở đi

Trừ khi có gia hạn như ở trên, kể từ thời điểm 5 năm sau khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam, Việt Nam sẽ chỉ áp dụng thủ tục tự chứng nhận xuất xứ. 

Cụ thể, các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn tự chứng nhận xuất xứ theo một trong ba cơ chế là Nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ;  Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ; Nhà sản xuất tự chứng nhận xuất xứ.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.