Cam kết về Sở hữu Trí tuệ trong EVFTA

Cam kết về sở hữu trí tuệ của Hiệp định EVFTA gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lí...

Quyền tác giả và quyền liên quan

Việt Nam cam kết sẽ gia nhập Hiệp định về Quyền tác giả (WCT), Hiệp ước về Biểu diễn và Bản ghi âm (WPPT) của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) trong vòng ba năm kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. 

Hiệp định EVFTA qui định thời hạn bảo hộ kéo dài ít nhất 50 năm và bảo hộ độc quyền của người biểu diễn trong sao chép, phân phối, công bố, phát sóng đến công chúng cuộc biểu diễn đã định hình.

Nhãn hiệu

Hai Bên cam kết áp dụng thủ tục đăng kí thuận lợi, minh bạch, bao gồm việc thiết lập một cơ sở dữ liệu điện tử công khai về các hồ sơ đăng kí nhãn hiệu, đồng thời cho phép thu hồi nhãn hiệu đã đăng kí nhưng không sử dụng thực tế trong ít nhất 5 năm.

Kiểu dáng công nghiệp

Việt Nam cam kết gia nhập Thỏa ước Lahay về Đăng kí quốc tế kiểu dáng công nghiệp (1990) trong vòng hai năm, kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực và sẽ bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với thời gian ít nhất 15 năm.

Thực thi

Hiệp định có qui định về kiểm soát tại biên giới nếu phát hiện hàng xuất khẩu có dấu hiệu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Chỉ dẫn địa lí (GI)

Do các Thành viên EU có truyền thống sản xuất hàng loạt nông sản, thực phẩm có chất lượng đặc trưng theo vùng như rượu vang Bordeaux, pho-mát Mozzarella, giăm bông Parma,... nên EU có chế độ bảo hộ cao đối với GI và rất chú trọng nội dung trong đàm phán các FTA. 

EVFTA: Cam kết về Sở hữu Trí tuệ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: freepik)

Việt Nam cũng đã có qui định pháp luật về bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lí và đã có một số chỉ dẫn địa lí được bảo hộ, đem lại giá trị cao hơn cho người sản xuất nông sản, thực phẩm của một số địa phương.

Khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 169 chỉ dẫn địa lí của EU (bao gồm 28 thành viên) (chủ yếu là rượu và thực phẩm). EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lí của Việt Nam. 

Các chỉ dẫn địa lí của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm nổi tiếng có tiềm năng xuất khẩu cao như trà Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột... tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu tại EU.

Cam kết về đối xử tối huệ quốc (MFN)

Khác với việc coi những ưu đãi trong thương mại hàng hóa và dịch vụ, trong khuôn khổ các FTA là trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc MFN (các thành viên trong một FTA có thể dành cho nhau ưu đãi trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ mà không bị coi là vi phạm nguyên tắc MFN của WTO).

Theo Hiệp định TRIPS của WTO, liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, nếu một thành viên WTO dành bất kì lợi thế, ưu đãi, ưu tiên, miễn trừ nào cho chủ thể mang quốc tịch của một nước thành viên WTO khác, thì cũng phải dành đối xử đó cho các chủ thể mang quốc tịch của tất cả nước thành viên WTO. 

Như vậy, các cam kết mức độ cao về sở hữu trí tuệ (đối với các nghĩa vụ được qui định trong Hiệp định TRIPS) theo Hiệp định EVFTA sẽ được áp dụng cho tất cả thành viên WTO và ngược lại.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.