Lộ trình chuyển đổi cơ chế GSP trong EVFTA

Khi EVFTA có hiệu lực, thuế quan ưu đãi của EU có thể cao hơn so với mức thuế mà Việt Nam đang hưởng trong GSP. Do vậy, Liên minh châu Âu cho phép Việt Nam chuyển đổi từ GSP sang EVFTA lộ trình 7 năm.
EVFTA: Lộ trình chuyển đổi cơ chế GSP - Ảnh 1.

(Đồ họa: TV).

Theo quy định của Liên minh châu Âu (EU), khi một nước đang được EU cho hưởng cơ chế GSP (Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập) mà kí kết FTA với EU thì cơ chế GSP sẽ tự động kết thúc.

Tuy nhiên, trong thời gian đầu Hiệp định EVFTA có hiệu lực, thuế quan ưu đãi của EU có thể cao hơn so với mức thuế mà Việt Nam đang hưởng trong GSP. Vì vậy, EU cho phép Việt Nam chuyển đổi từ GSP sang EVFTA với lộ trình 7 năm.

Cụ thể, trong hai năm đầu tiên kể từ khi EVFTA có hiệu lực, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU được phép lựa chọn áp dụng một trong hai mức thuế ưu đãi từ GSP hoặc từ EVFTA.

Trường hợp lựa chọn mức thuế ưu đãi của cơ chế nào thì phải đáp ứng quy tắc xuất xứ của cơ chế đó. 

Ví dụ, doanh nghiệp lựa chọn mức thuế ưu đãi từ GSP thì hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ trong GSP; tương tự với EVFTA.

Trong 5 năm tiếp theo, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn được phép lựa chọn áp dụng một trong hai mức thuế ưu đãi từ GSP hoặc từ EVFTA. Tuy nhiên, dù áp dụng thuế ưu đãi theo cơ chế nào, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA.

Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được hưởng thuế và áp dụng quy tắc xuất xứ hoàn toàn theo Hiệp định EVFTA.

EVFTA: Lộ trình chuyển đổi cơ chế GSP - Ảnh 2.

(Đồ họa: TV).

 

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...