Cẩm nang trang trí bàn thờ Tết 2023

Trang trí bàn thờ Tết là một nét đẹp văn hóa của người Việt nhằm bày tỏ lòng thành kính và biết ơn với ông bà, tổ tiên và thần linh. Cùng xem ngay cách trang trí bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật và bàn thờ Ông địa, Thần tài chuẩn tâm linh ngay trong bài viết dưới đây.

I. Trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết

Ảnh: Lạc Yên 

Bàn thờ gia tiên là nơi cúng ông bà, tổ tiên vào mỗi dịp Lễ, Tết và là nơi con cháu bày tỏ lòng thành kính sâu sắc nhất. Dưới đây là cách sắp xếp bàn thờ gia tiên đẹp và đầy đủ nhất mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:

1. Trước khi trang trí

Để việc trang trí bàn thờ gia tiên diễn ra nhanh chóng và dễ dàng nhất, bạn cần dọn dẹp thật sạch sẽ và chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm để thờ cúng trên bàn thờ:

1.1. Dọn dẹp

Công việc chăm chút bàn thờ là cách để con cháu bày tỏ lòng yêu kính và tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên. Vì vậy, bạn cũng nên cẩn thận và tỉ mỉ hơn với các dụng cụ làm sạch bàn thờ, chi tiết như sau:

- Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ gia tiên thường được dùng riêng.

- Bạn nên nên sử dụng nguồn nước sạch sẽ để lau bàn thờ, có thể dùng nước mưa vì đây được xem là tinh túy của trời.

- Trước khi bắt đầu lau dọn bàn thờ, bạn cần phải thắp hương để xin phép ông bà, tổ tiên rồi mới được đem những vật thờ cúng trên bàn thờ xuống để lau dọn, đặc biệt là các bức tượng và bát hương. Khi đã lau dọn xong, bạn cũng cần phải đặt các vật thờ lại đúng vị trí cũ.

- Tiến hành dọn dẹp từ trên cao trở xuống, tránh làm bàn thờ đặt bên dưới bị bám bụi bẩn nếu được dọn dẹp đầu tiên. 

- Nếu muốn rút bớt chân nhang ra khỏi bát hương thì bạn nên để lại một ít chân nhang theo số lẻ như 3, 5, 7… (thường nên để 3). Ngoài ra, phần nhang đã rút ra nên đem đốt thành tro chứ không được vứt vào sọt rác.

1.2. Chuẩn bị vật phẩm

Sau khi đã dọn dẹp sạch sẽ bàn thờ gia tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thờ cúng để trang hoàng bàn thờ. Thông thường, những vật phẩm thờ cúng trên bàn thờ gia tiên sẽ bao gồm:

- Ngai thờ: Vật phẩm này tượng trưng cho chiếc ghế cao nhất để tổ tiên, ông bà có thể quan sát, chứng giám và phù hộ cho toàn bộ con cháu trong gia đình, dòng tộc.

- Đèn dầu hoặc chân nến: Những vật dụng này tượng trưng cho mặt trời và mặt trăng, thể hiện sự soi sáng, xua đuổi những điều xấu xa, tối tăm và mang đến sự may mắn cho gia đình.

- Bát hương, lư hương (hoặc đỉnh thờ): Đây là vật dụng quan trọng và linh thiêng nhất bởi đây là nơi các thành viên trong nhà thấp lên những nén hương tưởng nhớ đến người đã khuất. 

 - Đài thờ và chóe thờ: Những vật dụng này đại diện cho sự hòa thuận, sung túc của gia đình

- Một vài cái chung (ly nhỏ, thấp) và một bình trà

- Một bình hoa lớn và một bình rượu ngon

- Vài bộ quần áo, giấy tiền vàng mã

- Mâm bồng ngũ quả

- Bánh mứt, cơi trầu 

- Bộ bát cơm và đũa thờ

2. Hướng dẫn trang trí đúng cách

Nếu đã chuẩn bị đầy đủ hết tất cả các vật phẩm, bạn có thể áp dụng cách trang trí bàn thờ gia tiên như sau:

2.1. Sắp xếp vật thờ

Sau đây là cách sắp xếp các vật thờ sao cho đúng vị trí và hợp phong thủy nhất cho bạn tham khảo:

- Ngai thờ: Đặt ở trung tâm trong cùng, trên cao và sát với bức tường sao cho không bị che lấp bởi các vật dụng thờ cúng khác. Bạn có thể xếp thứ tự người cao nhất để thờ phụng hoặc không lập bài vị.

- Bát hương: Thường đặt giữa, phía trước bức ảnh thờ và cách mép rìa bàn thờ một khoảng để đảm bảo cho bát hương không bị rơi. Nếu trên bàn thờ có nhiều hơn một bát hương thì gia chủ nên đặt bát lớn ở giữa và hai bát bé ở bên cạnh.

- Lư hương: Đặt đối diện và ở phía sau bát hương, nên để lư hương cao hơn bát hương.

- Đèn dầu hoặc chân nến: Đặt đèn dầu hoặc chân nến ở hai bên sát mép rìa ngoài của bàn thờ để chừa không gian cho các vật dụng khác.

- Đài thờ và chóe thờ: Sẽ được đặt bên trái phía sau đèn dầu hoặc chân nến.

- Ngai chén thờ: Vị trí của đồ vật này là nằm sau bát hương. Ngai chén thờ thường chỉ sử dụng số chén lẻ như 3 hoặc 5 chén.

- Di ảnh: Nên đặt di ảnh ở vị trí chính giữa và sát vào tường (nếu không có ngai thờ)

- Lọ hoa: Thường đặt bên trái di ảnh thờ. Nếu có hai lọ hoa thì gia chủ nên đặt song song và đối xứng nhau.

- Mâm bồng: Mâm bồng nên được đặt trước bát hương dùng để chưng mâm ngũ quả vào dịp Tết. Có thể chia làm ba mâm bồng nhỏ đặt chung quanh nếu bàn thờ có diện tích rộng.

- Bát cơm và đũa thờ: Hai vật này sẽ được đặt bên phải, bên cạnh và nhích xuống phía sau bát hương một khoảng nhỏ

2.2. Bày trí bàn thờ

Bên cạnh những vật thờ được đặt cố định và không được di chuyển, bàn thờ gia tiên cũng có những vật cúng sẽ được thay đổi thường xuyên như nước cúng, hoa tươi, trái cây,...

Theo đó, bạn có thể bày trí bàn thờ gia tiên như sau:

- Sử dụng hoa tươi: Thông thường, người ta thường chuộng những loài hoa có màu đỏ hoặc vàng để trưng lên bàn thờ gia tiên ngày Tết bởi nó tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc thịnh vượng. Theo đó, bạn có thể chọn các loại hoa như hoa lay ơn (hoa huệ ta), hoa cúc vàng, hoa đồng tiền, hoa đào, hoa mai,...

- Bày trí bằng trái cây: Để tạo thêm điểm nhấn và màu sắc, trên bàn thờ ngày Tết không thể thiếu mâm ngũ quả mang đậm đặc sắc văn hóa Việt Nam nhằm thể hiện ước vọng của chủ gia đình về sự bình yên, hạnh phúc.  Ngoài ra, còn có thể trang trí thêm các loại quả khác, chẳng như dưa hấu. Tuy nhiên, bạn cần chọn loại dưa to và để hai bên bàn thờ để thể hiện sự sung túc, thịnh vượng.

- Trang trí bàn thờ bằng bánh chưng: Vốn mang ý nghĩa về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, nhớ đến công ơn sinh thành của bậc cha mẹ. Chính vì thế, bánh chưng là vật không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên ngày Tết ở Việt Nam.

II. Trang trí bàn thờ Phật ngày Tết

Ảnh: Lạc Yên  

Bàn thờ Phật thương mang nhiều ý nghĩa về đời sống tâm linh cho cuộc sống gia đình và công việc của gia chủ. Do vậy, bạn cũng cần trang hoàng đầy đủ và cúng lễ hằng ngày cho bàn thờ này vào ngày Tết Nguyên Đán.

1. Trước khi trang trí

Gia chủ cần dọn dẹp bàn thờ Phật thật gọn gàng, sạch sẽ và chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm thờ cúng trước khi tiến hành trang trí bàn thờ Phật.

1.1. Dọn dẹp

Lau dọn bàn thờ Phật ngày Tết không chỉ là việc làm thông thường mà nó còn là hoạt động mang ý nghĩa tâm linh lớn, nên mọi thứ đều phải đảm bảo thật sạch sẽ và chỉn chu. Cụ thể:

- Sử dụng khăn lau và chổi lau bàn thờ dùng riêng, không dùng chung để tránh sự uế tạp làm mất đi tính tôn nghiêm của bàn thờ.

- Sử dụng nước ấm từ nguồn nước sạch, sử dụng nước mưa để lau dọn bàn thờ vì nước mưa được xem là tinh tuý của trời xanh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước lá trầu, lá bầu, lá gừng để lau dọn bàn thờ.

- Thắp hương thông báo trước cho thần Phật rằng hôm nay bạn sẽ làm công việc lau dọn bàn thờ. Đây như một lời mời vị thần lánh sang một bên để con cháu thực hiện dọn dẹp. 

Lưu ý: Khi lau dọn bàn thờ, bạn phải lau chùi bàn thờ Phật trước, sau đó mới dùng nước để lau dọn bàn thờ ông bà tổ tiên. Không được lau chùi bàn thờ gia tiên trước vì như vậy sẽ được coi là mạo phạm các vị thần thánh.

1.2. Chuẩn bị vật phẩm

Dưới đây là những vật phẩm thờ cúng mà bạn cần chuẩn bị cho bán thờ Phật:

- 1 bức tượng Phật hoặc tranh hình Phật

- 1 bát hương vẽ rồng hay vẽ họa tiết sen

- 1 lọ cắm hoa tươi

- 1 ống đựng hương

- 1 đèn dầu hoặc đôi chân nến

- 1 kỷ chén

- 1 đến 2 mâm bồng

Lưu ý: Đức Phật là thuộc về phạm trù linh thiêng, do đó tất cả những vật phẩm trên bàn thờ phải sử dụng số lẻ, tức là số của người dương. Tuyệt đối không được sử dụng số chẵn vì điều này có thể làm mất lộc, mang đến vận xui cho gia chủ.

2. Hướng dẫn trang trí đúng cách

Về vị trí đặt, bàn thờ Phật luôn được chọn đặt ở nơi cao nhất trong gia đình. Theo đó, cách trang trí bàn thờ Phật đúng chuẩn sẽ được sắp xếp như sau:

2.1. Sắp xếp vật thờ

Cách sắp xếp vật thờ Phật gồm những bước như sau:

- Bát hương: Đặt ở chính giữa bàn thờ và lùi vào phía trong 

- Ảnh của Phật hoặc tượng Phật: Đặt phía sau bát hương 

- Lọ lục bình nhỏ để cắm hoa tươi: Đặt ở phía Đông của bàn thờ

- Lư đựng hương cũng như giá đèn nến: Nên được đặt bên cạnh bát hương và nằm ở phía đối diện với lọ lục bình

- Mâm bồng đặt hoa quả tươi: Đặt ở giữa bàn thờ nhưng lùi về phía ngoài so với bát hương cũng như những vật phẩm còn lại 

- Khay đựng chén nước: Đặt phía trước mâm bồng 

2.2. Bày trí bàn thờ

Với những giáo lý hướng con người về cuộc sống giản dị, lương thiện thì bàn thờ Phật ngày Tết cũng không nên trang hoàng quá cầu kì. Theo đó, bạn có thể bày trí bàn thờ Phật như sau:

- Mâm ngũ quả: Các thức quả trong mâm như thế nào còn tùy thuộc vào văn hóa mỗi vùng miền, tuy nhiên hãy chuẩn bị một mâm ngũ quả vừa vặn không quá cầu kỳ, phức tạp như mâm ngũ quả của bàn thờ Gia Tiên.

- Hoa tươi: Loài hoa cắm trên bàn thờ Phật tốt nhất nên là hoa sen. Tuy nhiên, nếu không có hoa sen, bạn có thể thay bằng hoa cúc, hoa hồng đỏ, hoa mẫu đơn,... Tuyệt đối không nên dâng những thức hoa có mùi nồng, đậm, ví dụ như hoa cúc vạn thọ hay hoa ly. Bởi những loài hoa này sẽ làm mất đi sự chay tịnh trong không gian thờ Phật ngày Tết.

- Đèn: Để ngày Tết thêm phần rực rỡ, gia chủ có thể thêm đèn vào bàn thờ Phật, chẳng hạn như đèn ngũ sắc, tranh trúc chỉ mang họa tiết mandala hoặc các loại đèn nháy thông thường.

III. Trang trí bàn thờ Ông địa, Thần tài ngày Tết

Ảnh: Lạc Yên  

Thần tài là vị thần cai quản tiền tài, vàng bạc, còn Ông địa là vị thần cai quản nhà cửa, đất đai cho gia đình. Cách bày bàn thờ Thần tài và Ông địa ngày Tết đúng cách sẽ giúp công việc làm ăn cả năm của gia chủ thịnh vượng, may mắn và nhiều tài lộc.

1. Trước khi trang trí

Tương tự như bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật, bàn thờ Ông địa và Thần tài cũng cần được dọn dẹp sạch sẽ và chuẩn bị tươm tất các vật phẩm thờ cúng trước khi tiến hành trang trí.

1.1. Dọn dẹp

Ông địa và Thần tài là những vị thần linh giúp vận sự nghiệp và vận tài lộc của gia đình phát triển suôn sẻ và thuận lợi, do vậy, bạn cần dọn dẹp mọi thứ thật sạch sẽ và gọn gàng. 

- Sử dụng khăn lau và chổi lau bàn thờ dùng riêng, không dùng chung để tránh sự uế tạp làm mất đi tính tôn nghiêm của bàn thờ.

- Sử dụng nước ấm từ nguồn nước sạch, sử dụng nước mưa để lau dọn bàn thờ vì nước mưa được xem là tinh tuý của trời xanh. 

- Thắp hương thông báo trước cho Thần tài và Ông địa để lau dọn bàn thờ. 

1.2. Chuẩn bị vật phẩm

Với bàn thờ Ông địa, Thần tài, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ những vật phẩm thờ cúng như sau:

- Bài vị Thần tài, Ông địa

- Bát hương 

- Lọ cắm hoa, lọ đựng hương

- Mâm ngũ quả

- Lư hương, bộ đỉnh thờ cúng

- Đĩa đựng 3 chén muối, gạo, nước và một ly rượu

- Một số vật phẩm phong thủy khác như: Tỳ hưu, Cóc ngậm vàng, tranh trang trí thổ địa,...

2. Hướng dẫn trang trí đúng cách

Để thể hiện được tấm lòng thành dâng lên các vị thần linh, gia chủ hãy sắp xếp các vật phẩm thờ cúng phù hợp và đầy đủ nhất. Bạn có thể áp dụng các sắp xếp vật thờ và bày trí bàn thờ như sau:

2.1. Sắp xếp vật thờ

Sau đây là cách bày trí bàn thờ Ông địa, Thần tài mà bạn cần biết:

- Bài vị đặt giữa bàn thờ Ông địa, Thần tài

- Bát hương bằng đồng đặt chính giữa bàn thờ

- Bày trí mâm ngũ quả đặt dưới chân bàn thờ Ông địa, Thần tài

- Chuẩn bị 3 bình rượu, gạo, muối đặt hai bên thần tài, phía sau bát hương

- Đặt lễ vật khác lên bàn thờ, sắp xếp ra từng đĩa riêng và đặt cân đối với bàn thờ

2.2. Bày trí bàn thờ

Ngoài những vật thờ cố định như trên, bạn có thể bày trí bàn thờ những cách dưới đây để bàn thờ Ông địa, Thần tài ngày tết thêm đẹp mắt:

- Hoa tươi: Khi trang trí bàn thờ, tốt nhất là bạn nên sử dụng hoa tươi và tránh sử dụng hoa giả, hoa nhựa vì đây là điều tối kỵ. Gia chủ có thể tham khảo các loại hoa như mẫu đơn, cúc, lay ơn, đồng tiền, thủy tiên,... để đặt lên bàn thờ Ông địa, Thần tài nhằm mang lại sự thịnh vượng, tài lộc và sức khỏe cho gia đình.

- Trái cây: Tương tự như hoa, gia chủ cũng cần lựa chọn những loại trái cây tươi, không không dùng trái cây héo, giả… vì điều này sẽ thể hiện sự không tôn trọng thần linh của bạn. Theo đó, gia chủ nên lựa chọn đủ 5 loại quả gồm lê, đào, lựu, phật thủ, hồng và quýt. Ngoài ra, một số quả mang ý nghĩa tiền bạc, tài lộc, may mắn như thanh long, chuối xanh, đu đủ, xoài, bưởi, dưa hấu…

- Vật phẩm phong thủy: Tỳ hưu hay cóc ngậm vàng chính là linh vật giúp thu hút tài lộc cho gia đình. Vì vậy, đặt những vật này trên bàn thờ Ông địa, Thần tài giúp bạn có nhiều may mắn, tiền tài hơn trong làm ăn và sức khỏe. Lưu ý, gia chủ cần đặt những vật phẩm này hướng đầu ra cửa chính và lưng quay vào trong để tài lộc dễ dàng đi vào nhà.

- Tranh trang trí: Tranh trúc chỉ luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho bàn thờ Ông địa, Thần tài trong những ngày Tết Nguyên Đán. Bởi lẽ, tranh trúc không những mang lại cảm giác thoải mái mà còn tô đậm tinh thần truyền thống dân tộc.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (20/7 - 26/7): Hơn 11.500 tỷ đồng làm cao tốc Sơn La - cửa khẩu Tây Trang, chính thức mở rộng TP Nam Định
Chính thức mở rộng TP Nam Định; thông tin mới về dự án khép kín đường Vành đai 3 Hà Nội qua huyện Đông Anh; hơn 11.500 tỷ đồng làm cao tốc Sơn La - cửa khẩu Tây Trang; duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Cam Ranh... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.