Cần làm rõ Dự án Cáp treo Vũng Tàu có chiếm dụng, sử dụng trái phép đất công

Ngày 18/10, TTXVN đã có Bài viết "Dự án Cáp treo Vũng Tàu "nuốt" di tích lịch sử Quốc gia" phản ánh Di tích lịch sử Angten Parabol Viba nằm trong khuôn viên Dự án cáp treo trên đỉnh Núi Lớn với diện tích khoanh vùng bảo vệ khu vực 1 là 3.061m2 (khu vực theo Luật Di sản văn hóa xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng) nhưng đã bị chủ đầu tư xây đè các công trình lên khoảng 90% diện tích.

Hiện angten còn lại (1 angten bị bão quật đổ năm 2006) đã bị hạ mất phần ngọn và bị các công trình của Dự án cáp treo vây kín xung quanh. Trong đó, mặt hướng về trung tâm thành phố Vũng Tàu bị khách sạn Hồ Mây 4 cao 4 tầng chắn trước mặt nên nhìn từ xa chỉ còn thấy một ít phần trên nhô lên. Điều đáng nói là tại Quyết định 692/QĐ.UB ngày 7/3/2005 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 Khu biệt thự cao cấp Đồi Mây - Núi Lớn, tổ hợp 4 khách sạn Hồ Mây 1, 2, 3, 4 không hề hiện hữu tại vị trí này.

Cần làm rõ Dự án Cáp treo Vũng Tàu có chiếm dụng, sử dụng trái phép đất công - Ảnh 1.

Công ty Cổ phần du lịch Cáp treo Vũng Tàu đang tiến hành san gạt, làm mặt bằng 2 khu đất khác dù chưa được cấp phép. (Ảnh: Đoàn Mạnh Dương/TTXVN)

Tiếp tục tìm hiểu Dự án cáp treo Vũng Tàu, phóng viên phát hiện thêm những dấu hiệu vi phạm về đất đai rất cần được cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, xử .

Ngày 10/9/1999, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành Quyết định số 4663/QĐ-UB về việc thu hồi 1.955,5 m2 đất tại Núi Lớn và giao toàn bộ diện tích trên cho Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để đầu tư xây dựng công trình: Tháp angten và Trạm phát hình, phát sóng FM. Theo các bản đồ thể hiện, vị trí khu đất này nằm giáp với Di tích lịch sử cấp quốc gia Angten Parabol Viba trên đỉnh Núi Lớn. Tại bản vẽ thể hiện vị trí các công trình trong Quy hoạch chi tiết 1/500 cũng cho thấy rõ khu đất tháp angten trên. Vị trí khu đất này có một mặt giáp với sườn Núi Lớn hướng vào trung tâm thành phố Vũng Tàu và các mặt còn lại bao quanh bởi Dự án cáp treo Vũng Tàu.

Trong các năm 2012-2013, việc xây dựng Tháp angten Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh được khởi động với yêu cầu xây dựng Tháp angten phải đảm bảo tính thẩm mỹ để trở thành một biểu tượng đẹp cho thành phố Vũng Tàu. Tuy nhiên, trong quá trình làm thủ tục, thiết kế, có ý kiến đề nghị Đài hoán đổi vị trí đặt Tháp angten sang khu vực sát với Trạm ra đa Cảng vụ (khu vực quy hoạch biệt thự cao cấp Đồi Mây). Đã có một vài cuộc khảo sát, cuộc họp, công văn qua lại giữa các cơ quan chức năng, thành phố Vũng Tàu và chủ dự án cáp treo Vũng Tàu để giải quyết nhưng sau đó vụ việc rơi vào im lặng mà chưa có kết quả cuối cùng.

Mới đây, bà Trần Ngọc Thân, Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, Tháp angten và Trạm phát hình, phát sóng FM trên Núi Lớn đã không còn cần thiết, nên ngày 19/9/2019, Đài đã có công văn số 503/PTTH-TCHC gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đề nghị loại bỏ Tháp angten ra khỏi danh mục đầu tư công.

Theo các quyết định giao đất, các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho Dự án cáp treo Vũng Tàu, đến nay, chủ đầu tư được cấp 99.918,5 m2 (xấp xỉ 10 ha) đất trên đỉnh Núi Lớn, trong tổng số 441.000 m2 của dự án tổng ban đầu (riêng phần trên Núi Lớn), đến nay chưa có quyết định nào thể hiện việc giao khu đất trên của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh cho Dự án cáp treo Vũng Tàu.

Tại văn bản số 47/CV.VCCT.2019 ngày 17/9/2019 của Công ty Cổ phần Du lịch Cáp treo Vũng Tàu về việc kiến nghị giải quyết các thủ tục về đất đai cho Công ty cũng thừa nhận, tổng diện tích đất đã cấp sổ đỏ và được tỉnh cho thuê trên Núi Lớn là 10 ha.

Nhưng, qua kiểm tra thực tế tại dự án, khu đất dành cho xây dựng tháp angten hiện đã hoàn toàn mất dấu và thay vào đó là các công trình của dự án cáp treo.

Cũng theo các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho Công ty Cổ phần Du lịch Cáp treo Vũng Tàu trên đỉnh Núi Lớn, toàn bộ diện tích đất này đều nằm về một bên của con đường Viba (đường Viba dài khoảng 10 km, xuất phát từ đường Lê Lợi chạy lên đỉnh Núi Lớn, đi xuyên qua dự án Cáp treo dọc theo triền núi và nối vào hẻm 444 đường Trần Phú). Cụ thể, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AH 568684 ngày 23/8/2007 diện tích 19.655,6 m2 (diện tích đất quốc phòng trả lại cho tỉnh) tiếp giáp dọc theo con đường Viba thì tại Trích đo Bản đồ địa chính khu đất hiệu: TH 49.VT.06/BĐ.ĐC tỉ lệ 1/1.000 thể hiện rõ khu đất chỉ tiếp giáp với con đường chứ không trùm qua đường. Các khu đất còn lại không tiếp giáp với đường Viba.

Phía bên còn lại của con đường thuộc khu vực quy hoạch Khu biệt thự cao cấp Đồi Mây (thể hiện tại Quyết định 692/QĐ.UB ngày 7/3/2005 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 Khu biệt thự cao cấp Đồi Mây - Núi Lớn). Theo Quyết định 668/QĐ-UBND ngày 12/2/2007 điều chỉnh điều 1 của Quyết định 3362/QĐ-UBND ngày 20/9/2005 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, diện tích thu hồi để đầu tư xây dựng Khu biệt thự cao cấp Đồi Mây trên đỉnh Núi Lớn (khu C) thuộc quy hoạch đợt 1 là 158.328,7 m2. Ngày 7/9/2006, Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng thành phố Vũng Tàu đã tiến hành bàn giao mặt bằng, ranh giới diện tích 158.328,7m2 cho Công ty Cổ phần Du lịch Cáp treo Vũng Tàu để quản , chống lấn chiếm.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.