Cân nhắc điều chỉnh qui hoạch vành đai 5 qua tỉnh Hà Nam

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa yêu cầu Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và UBND tỉnh Hà Nam làm rõ tính cần thiết của đề xuất điều chỉnh cục bộ quy hoạch tuyến đường vành đai 5 đoạn qua tỉnh Hà Nam.
Xem xét việc điều chỉnh qui hoạch vành đai 5 đoạn qua tỉnh Hà Nam - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Xây dựng).

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng được giao chủ trì cùng các bộ, cơ quan, địa phương kiểm tra thực địa, nghiên cứu, đánh giá toàn diện, đưa ra phương án qui hoạch tối ưu cho dự án và báo cáo Thủ tướng.

Theo Quyết định số 561/QĐ-TTg của Thủ tướng, đường vành đai 5 qui hoạch đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh.

Đoạn qua tỉnh Hà Nam dài khoảng 35,3 km, kéo từ điểm vượt sông Đáy tuyến đi mới song song quốc lộ 21B về phía Tây Nam. Sau đó, nhập vào và đi trùng tuyến quốc lộ 21B đoạn Chợ Dầu - Ba Đa khoảng 16,5 km, giao với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình tại nút giao Phú Thứ. 

Tuyến tiếp tục đi theo hướng Đông nhập vào đi trùng với tuyến nối 2 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình khoảng 10 km, vượt sông Hồng qua cầu Thái Hà sang địa phận tỉnh Thái Bình.

Đường Vành đai 5 chính tuyến có đường gom, đường song hành, qui mô từ 4 đến 6 làn xe, bề rộng nền đường tối thiểu từ 25,5 đến 33,0 m. 

Các đoạn chính tuyến bao gồm đoạn Sơn Tây - Phủ Lý (từ đường HCM đến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình) và Phủ Lý - Bắc Giang (từ cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn) thuộc địa phận Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương và Bắc Giang.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.