Cần Thơ đề xuất phương án kết nối cầu Ô Môn qua tỉnh Đồng Tháp

Việc đầu tư xây dựng tuyến kết nối cầu Ô Môn qua địa phận tỉnh Đồng Tháp nhằm hoàn thiện yêu cầu về đồng bộ, liên kết vùng theo quy hoạch vùng ĐBSCL.

 TP Cần Thơ hiện nay. (Ảnh: Báo Thanh Niên)

Ngày 3/8, UBND TP Cần Thơ đã có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Tháp về việc phương án tuyến kết nối với hợp phần xây dựng cầu Ô Môn bắc qua sông Hậu thuộc dự án phát triển TP Cần Thơ thích ứng với biển đổi khí hậu tham gia chương trình DPO trên địa phận tỉnh Đồng Tháp.

Quy cuộc làm việc giữa các cơ quan của hai địa phương, nhằm bao cáo với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), UBND TP Cần Thơ đề xuất hai phương án tuyến kết nối với hợp phần cầu Ô Môn bắc qua sông Hậu trên địa phận tỉnh Đồng Tháp.

Phương án 1 là từ vị trí giao quốc lộ 80 ở khu vực đông nam TP Sa Đéc, tuyến đi về phía tây, giao cắt đường tỉnh 835, sau đó đi giữa khu vực quy hoạch hai dự án KCN Vinashin và Bắc Mương Khai, vượt sông Hậu tại ví trí cạc phá Thới An - Phong Hòa khoảng 2,5 km về phía thượng lưu, thuộc địa phận phường Thới An, quận Ô Môn.

Tuyến tiếp đi về phía tây, giao quốc lộ 91 ở phía bắc cầu Ô Môn hiện tại, qua khu vực Viện lúa ĐBSCL, song song cách sông Ô Môn khoảng 2,5 km và song song với đường tỉnh 922E phía tây thị trấn Thới Lai để đi về phía Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang. Chiều dài toàn tuyến liên vùng khoảng 69 km.

Phương án 2 là từ vị trí nút giao TP Sa Đéc với tuyến N1 quy hoạch (phía đông nam TP Sa Đéc), tuyến đi về phía tây nam, giao cắt quốc lộ 80 và đường tỉnh 852, sau đó đi giữa khu vực quy hoạch hai KCH Vinashin và Bắc Mương Khai, nhập vào hướng huyến của phương án 1. Chiều dài toàn tuyến liên vùng khoảng 70 km.

Theo quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến liên vùng Đồng Tháp - Cần Thơ - Kiên Giang đóng vai trò quan trọng trong phát triển các khu công nghiệp, thúc đẩy giao thương, tăng cường khả năng kết nối giao thông liên vùng, tháo gỡ nút thắt về hạ tầng giao thông của ba địa phương.

Bên cạnh đó, Nhà tài trợ - JICA cũng quan tâm đến việc đầu tư đồng bộ và hiệu quả liên kết vùng của các dự án đề xuất của TP Cần Thơ, Đồng Tháp và Kiên Giang qua các buổi làm việc trong thời gian qua.

Hiện tại, tuyến kết nối vào cầu Ô Môn bắc qua sông Hậu thuộc địa phận tỉnh Đồng Tháp chưa có. Do đó, để đáp ứng yêu cầu đồng bộ, liên kết vùng theo quy hoạch vùng ĐBSCL, UBND TP Cần Thơ đề nghị UBND tỉnh Đồng Tháp xem xét, có ý kiến về hai phương án tuyến kết nối cầu Ô Môn nêu trên để UBND TP Cần Thơ báo cáo với Bộ KHĐT và nhà tài trợ, tạo điều kiện để trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt đề xuất dự án phát triển TP Cần Thơ thích ứng với biến đổi khí hậu tham gia chương trình DPO.

Liên quan đến các dự án hạ tầng giao thông kết nối TP Cần Thơ, ngày 24/2, UBND TP Cần Thơ đã có báo cáo đề xuất dự án sử dụng nguồn vốn ODA dự án phát triển bền vững TP Cần Thơ thích ứng với biến đổi khí hậu gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng tuyến nối Cần Thơ - Hậu Giang (quốc lộ 61C) giai đoạn 2, đoạn qua địa bàn TP Cần Thơ.

Cụ thể, theo đề xuất của TP Cần Thơ, tổng chiều dài tuyến qua địa bàn khoảng 10 km, bao gồm đoạn qua địa phận quận Cái Răng khoảng 1,7 km, đoạn qua địa phận huyện Phong Điền khoảng 8,5 km.

Tổng mức đầu tư dự án khoảng 889 tỷ đồng từ khoản vay hỗ trợ phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu, nguồn vốn vay lại và vốn đối ứng của địa phương.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.