Cao ốc bóp nghẹt hạ tầng, xử nghiêm chủ đầu tư 'quên' công trình công cộng

Bộ Xây dựng cho biết, Bộ đã kiến nghị Chính phủ tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các chủ đầu tư không triển khai xây dựng các công trình công cộng phục vụ cộng đồng theo quy hoạch được duyệt…

Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri TP HCM liên quan tới tình trạng quá tải hạ tầng, vỡ qui hoạch vì ồ ạt phát triển khu đô thị, chung cư mới.

Theo đó, cử tri phản ánh nước ta đang trong phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, các khu đô thị, chung cư mới đã và đang được đầu tư xây dựng ngày càng nhiều, gây quá tải trong công tác quản qui hoạch, hạ tầng đô thị.

Do đó cử tri kiến nghị cần có qui hoạch, chiến lược phát triển bền vững, đảm bảo quyền lợi người dân trong việc đảm bảo diện tích đất phục vụ cho các công trình công cộng.

Cao ốc bóp nghẹt hạ tầng, xử nghiêm chủ đầu tư 'quên' công trình công cộng - Ảnh 1.

Khu đô thị Đoàn Ngoại giao do Tổng công ty Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư, với quy mô 62,8 ha và tổng vốn đầu tư lên đến 1300 tỉ đồng được đưa vào sử dụng từ năm 2011 nhưng việc trường học vẫn chủ yếu nằm trên giấy (Ảnh: Một ô đất trong khu Đoàn Ngoại giao có công trình trường học xanh cỏ sau nhiều năm).

Liên quan đến về vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết, pháp luật hiện hành đã có quy định điều chỉnh việc đầu tư xây dựng khu đô thị, chung cư mới để đảm bảo phát triển bền vững, quyền lợi của người dân, diện tích đất cho các công trình công cộng.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05 ngày 01/3/2019 về tăng cường chấn chỉnh công tác qui hoạch xây dựng, quản phát triển đô thị theo qui hoạch được duyệt. Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Nghị Quyết số 82 ngày 14/6/2019 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về qui hoạch, quản , sử dụng đất đai tại đô thị.

Xây dựng các cơ chế chính sách thu hút đầu tư và đa dạng hóa hình thức đầu tư cho việc đầu tư các công trình công cộng như công viên cây xanh, thể dục thể thao, vui chơi giải trí; tăng cường hướng dẫn, đốn đốc, kiểm tra các địa phương trong công tác quản thực hiện qui hoạch để kịp thời phát hiện, xử nghiêm các vi phạm.

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2019, Bộ Xây dựng đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc quản qui hoạch, khai thác quỹ đất đô thị dành cho công trình phúc lợi phục vụ cộng đồng tại các địa phương.

Bộ Xây dựng cũng cho biết đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp nhằm đảm bảo diện tích đất dành cho các công trình công cộng phục vụ cộng đồng.

Cụ thể, đối với các Bộ, ngành cần xây dựng chính sách hỗ trợ các nguồn vốn để lập qui hoạch điều chỉnh, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình công cộng phục vụ cộng đồng đã được xác định theo qui hoạch được duyệt. 

Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa; sửa đổi bổ sung các cơ chế, chính sách khuyến khích để thu hút nguồn lực xã hội hóa đầu tư xây dựng các công trình công cộng phục vụ cộng đồng; khuyến khích, hỗ trợ việc thiết kế, xây dựng nội dung hoạt động cho các thiết chế văn hóa tại các địa phương.

Tăng cường kiểm tra, giám sát thường xuyên để vận hành hoạt động hiệu quả hệ thống công trình công cộng phục vụ cộng đồng.

Đối với UBND các cấp, Bộ Xây dựng cho rằng các cơ quan này cần rà soát, ưu tiên quỹ đất phục vụ đầu tư xây dựng công trình công cộng phục vụ cộng đồng, đặc biệt từ các dự án bị thu hồi do chậm triển khai, các khu đất sử dụng sai mục đích, hết thời hạn thuê đất, vi phạm Luật Đất đai, các quỹ đất dự kiến đưa ra đấu giá đất...

Cao ốc bóp nghẹt hạ tầng, xử nghiêm chủ đầu tư 'quên' công trình công cộng - Ảnh 2.

Dự án Khu đô thị Thành phố giao lưu với quy mô rộng 95ha, với tổng mức đầu tư 500 triệu USD có quy mô hàng nghìn căn hộ, với các khu nhà cao tầng liên tục điều chỉnh qui hoạch nhưng ở các khu đất xây trường học thì chậm xây dựng so kế hoạch cam kết ban đầu khu thực hiện dự án.

Quản chặt chẽ quỹ đất đã được qui hoạch để xây dựng công trình công cộng phục vụ cộng đồng. Khi phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở, yêu cầu chủ đầu tư dự án xây dựng các công trình công cộng phục vụ cộng đồng theo qui hoạch và cam kết thực hiện triển khai xây dựng theo đúng tiến độ đã được phê duyệt.

Đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; xử nghiêm đối với các chủ đầu tư không triển khai xây dựng các công trình công cộng phục vụ cộng đồng theo qui hoạch được duyệt hoặc chậm đầu tư xây dựng các công trình này.

Thanh tra qui hoạch đường ngột thở ở Hà Nội hơn 2 km ‘nhồi’ 40 cao ốc

Theo kế hoạch thanh tra năm 2020 được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà ban hành, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ thanh tra công tác qui hoạch xây dựng, điều chỉnh qui hoạch xây dựng, quản xây dựng tại nhiều khu vực.

Tại TP HCM, Thanh tra Bộ sẽ thanh tra khu vực hai bên tuyến đường Nguyễn Đức Cảnh. Còn tại Hà Nội, là tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu; Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính.

Tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu là một trong những tuyến đường huyết mạch hướng Tây Nam vào nội đô Hà Nội. Tuy nhiên, tuyến đường này đang phải oằn mình chịu cảnh tắc đường thường xuyên. Theo quan sát, chỉ tính trong vòng bán kính 100m hai bên mặt đường Lê Văn Lương dài hơn 2 km thì có tới gần 40 tòa nhà cao tầng.

Thực tế hiện nay tại Hà Nội có rất nhiều khu đô thị, tổ hợp nhà ở có mật độ xây dựng những tòa nhà cao tầng san sát nhau với mật độ dày đặc, được điều chỉnh qui hoạch nhiều lần.

Như trên tuyến đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) dù chỉ dài khoảng 1km và rộng khoảng 6m nhưng hàng ngày đang phải gánh tải cho hơn 20 tòa nhà chung cư cao tầng "đua nhau" mọc lên gây nên cảnh quá tải và ùn tắc giao thông nghiêm trọng.

Ngay đó, đường Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng… cũng dày đặc cao ốc. Những con đường này trở thành “điểm đen” tắc đường và ngập nặng khi mưa lớn tại khu vực Thanh Xuân.

Vào đầu năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021. Theo đó, Chính phủ yêu cầu UBND các thành phố: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ chỉ phê duyệt đầu tư các khu chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi phù hợp với qui hoạch, đáp ứng yêu cầu và quy định về bãi đỗ xe, hạ tầng giao thông và kết nối giao thông với các trục đường chính trong đô thị.

Nhiều dự án ở Hà Nội mải xây nhà "quên" xây trường học

Theo kết quả giám sát về việc xây dựng trường học tại các khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn TP Hà Nội từ năm 2016 đến tháng 3/2019, HĐND TP đã chỉ ra nhiều khu đô thị mới, khu nhà ở chủ đầu tư chỉ chăm chăm xây nhà để bán mà bỏ "quên" xây trường học.

Thậm chí nhiều khu nhà ở cả chục năm nay nhưng đất trường học vẫn bỏ hoang gây bức xúc dư luận và dây dưa kéo dài. Điển hình như khu đô thị mới Phùng Khoang, khu đô thị mới Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh, Khu đô thị Xuân Phương – Viglacera, Khu đô thị Đặng Xá, Khu đô thị Lê Trọng Tấn - Gleximco, khu đô thị Đoàn ngoại giao, Khu nhà ở Đài phát thanh phát sóng Mễ Trì, khu đô thị Thành phố giao lưu; khu chức năng đô thị Ao Sào, khu đô thị Tây Nam hồ Linh Đàm, khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp, khu đô thị mới Việt Hưng…

Quí I/2020 báo cáo Thủ tướng toàn bộ qui hoạch bị điều chỉnh tùy tiện

Đây là một trong những nội dung được nêu tại Nghị quyết về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về qui hoạch, quản lí, sử dụng đất đai tại đô thị. Trong đó giao Chính phủ xem xét kiểm tra việc điều chỉnh qui hoạch tại các địa phương. Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, Bộ Xây dựng được Chính phủ giao thực hiện và Bộ đã yêu cầu các địa phương tự rà soát, kiểm tra việc điều chỉnh qui hoạch đúng hay sai. Trên cơ sở báo cáo Bộ sẽ kiểm tra lại, có thể kiểm tra trực tiếp tại một vài dự án. Tiến độ là cuối quí I/2020 báo cáo Chính phủ.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.