Cặp bài trùng của Chủ tịch Trung Quốc

Sự xuất hiện của hai ông Lật Chiến Thư, Vương Hỗ Ninh trong Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc được xem là điều tất yếu vì đây là bộ đôi cố vấn quan trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Trong mỗi sự kiện quan trọng kể từ khi ông Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, giới quan sát đã chú ý đến hai gương mặt quen thuộc luôn sát cánh bên cạnh ông. Chẳng hạn, trong thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao G20 tại Hàng Châu, Trung Quốc, vào tháng 9.2016, hai ông Vương Hỗ Ninh và Lật Chiến Thư hầu như có mặt trong mọi hoạt động của ông Tập. Sáng nay, cả hai đều đã được bầu vào Thượng vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19.

Cố vấn “mặt lạnh” Vương Hỗ Ninh

Bài diễn văn dài 3 tiếng rưỡi của Tổng Bí thư – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 18.10 được cho là phản ánh một số ý tưởng của Vương Hỗ Ninh.

Trước khi vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa 19, ông Vương (sinh năm 1955), đã nằm trong Bộ Chính trị khóa 18 gồm 25 thành viên và được đánh giá là chuyên gia hàng đầu về lý luận và thực tiễn chính trị tại Trung Quốc hiện nay.

cap bai trung cua chu tich trung quoc
Chủ tịch Tập Cận Bình và ông Vương Hỗ Ninh (Ảnh: chinanews)

Sinh ra ở Thượng Hải, Vương Hỗ Ninh lấy bằng thạc sĩ của Đại học Phục Đán và sau đó được giữ lại trường, trở thành giáo sư luật trẻ nhất lịch sử viện đại học danh giá của Trung Quốc ở tuổi 30. Sau đó, ông còn được biết đến rộng rãi qua bài viết

"Phân tích phương thức lãnh đạo chính trị trong tiến trình hiện đại hóa" với nội dung nhấn mạnh cơ chế lãnh đạo tập trung thay vì phân tán.

Với vị trí Trưởng ban Nghiên cứu chính sách Trung ương, ông Vương được cho là có đóng góp ý tưởng xây dựng học thuyết “Ba đại diện” của cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân; cố vấn cho học thuyết “Quan điểm Phát triển Khoa học” của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào; và mới đây là quan điểm “Giấc mộng Trung Hoa” của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tờ South China Morning Post dẫn nhiều nguồn tin tại Bắc Kinh và giới chuyên gia nhận định sự thăng tiến của ông Vương “phản ánh nhu cầu cấp bách trong việc cần một người đi đầu có thể cung cấp nền tảng ý thức hệ cho các chương trình cải cách lớn của Chủ tịch Tập Cận Bình”.

Bên cạnh đó, ông Vương lâu nay còn thu hút sự chú ý của phương Tây bởi thường tỏ thái độ khó tiếp cận trong các chuyến công du nước ngoài. Hồi năm 2015, báo chí Mỹ từng gọi ông là

cố vấn "mặt lạnh" sau khi giới chức Washington nói ông "luôn từ chối mọi lời mời trao đổi bên lề các diễn đàn quốc tế".

Cánh tay mặt Lật Chiến Thư

Trong khi đó, ông Lật Chiến Thư (sinh năm 1950), đương kim Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Trung ương Đảng, được dự báo là nhiều khả năng trở thành chủ tịch Quốc hội mới của Trung Quốc.

Với vai trò đứng đầu Văn phòng Ủy ban Trung ương Đảng, ông Lật lâu nay được giao nhiệm vụ hỗ trợ Chủ tịch Tập trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ngoại giao, kinh tế và cải cách về luật pháp.

cap bai trung cua chu tich trung quoc
Ông Lật Chiến Thư đi "tiền trạm" cho chuyến thăm Nga của Chủ tịch Tập Cận Bình (Ảnh: Reuters)

Theo chuyên san The Diplomat, các chuyên gia đánh giá ông Lật là một trong những chủ nhiệm quyền lực nhất của Văn phòng Ủy ban Trung ương Đảng trong vài chục năm qua. Ông thường xuyên tháp tùng Chủ tịch Tập trong các chuyến công du và vào năm 2015, ông đã hội kiến Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến tiền trạm trước khi ông Tập thăm chính thức đến Nga.

Theo The Diplomat, lòng tin của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với ông Lật Chiến Thư dựa trên quan hệ gần gũi suốt hơn 30 năm, từ khi ông Tập làm bí thư huyện Chính Đình, tỉnh Hồ Bắc còn ông Lật quản lý huyện Vụ Ấp kế bên hồi thập niên 1980. Một nguồn thạo tin tiết lộ hai người "tôn trọng lẫn nhau và thường đối ẩm cùng nhau”.

cap bai trung cua chu tich trung quoc Chân dung 7 lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc

7 thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung quốc khóa 19 hôm nay 25/10 đã ra mắt báo giới lần đầu tiên ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.