Cầu bộ hành bị sập đè xe đầu kéo không có hồ sơ thiết kế

Giám đốc Sở GTVT TP HCM Trần Quang Lâm cho biết sau khi có kết quả điều tra chính thức của Công an quận Thủ Đức, Sở sẽ tiến hành xử lí nghiêm các sai phạm liên quan vụ sập cầu bộ hành đè bẹp container. Chủ đầu tư phải chịu toàn bộ chi phí khắc phục.

Ngày 22/11, Sở GTVT TP HCM tổ chức buổi gặp gỡ định kì báo chí, thông tin liên quan vụ sập cầu bộ hành trên xa lộ Hà Nội, quận Thủ Đức.

Ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở GTVT TP HCM cho biết, Sở đã có báo cáo chính thức lên UBND TP HCM. Sau khi có kết quả điều tra chính thức của Công an quận Thủ Đức, Sở sẽ tiến hành xử lí nghiêm các sai phạm. Đồng thời, chủ đầu tư phải chịu toàn bộ chi phí khắc phục.

74352570_437851236877489_4883981370126237696_n

Ông Trần Quang Lâm. (Ảnh: Bách Hợp).

"Hiện nay chúng tôi đã yêu cầu và thay thế ngay chỉ huy trưởng công trường, giám sát tư vấn giám sát hiện trường. Sau khi có kết luận chính thức của cơ quan điều tra Công an quận Thủ Đức, chúng tôi sẽ xử lí nghiêm hành vi thi công, thiết kế, giám sát để xảy ra sự cố", ông Lâm nhấn mạnh.

Ông Lâm cũng thông tin, dự án cầu bộ hành thuộc Dự án nút giao thông Đại học Quốc gia do Khu Quản lí giao thông đô thị số 2 thuộc Sở GTVT làm chủ đầu tư.

Sau đó dự án được bổ sung vào hợp đồng BT do mở rộng Xa lộ Hà Nội do Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng thuật TP HCM (CII) tiếp nhận để giảm ngân sách. Cầu vượt này trước kia đã được Khu 2 tổ chức thẩm định phê duyệt. Sau khi nhà đầu tư tiếp nhận chuẩn bị triển khai thì vướng trụ tuyến metro số 1 nên dịch chuyển khoảng hơn 4m. 

Hồ sơ dịch chuyển cũng đã tổ chức thẩm định phê duyệt nhưng sau khi cắm cọc định vị chuẩn bị triển khai thì gặp sự phản đối của người dân nên CII đề nghị dịch chuyển tiếp một đoạn khoảng 9m.

1

Cầu bộ hành bị sập đè bẹp container. (Ảnh: Zing).

Nhà đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công cũng chưa làm theo nguyên tắc trước khi thi công là khảo sát giữa bản vẽ thiết kế và thực địa. Dẫn đến đoạn song hành đó đang lên dốc với độ dốc 1.7% nên khi dịch chuyển về phía dốc mà không tính cao độ giữa mặt đường với đáy dầm dẫn đến thiếu 0,16 – 0.33m mới đủ tĩnh không 4.75m theo quy định.

Ông Lâm cho rằng, nếu chủ đầu tư, tư vấn giám sát làm tốt vai trò thì không xảy ra sự cố đáng tiếc trên. "Trách nhiệm đầu tiên thuộc về chủ đầu tư và tư vấn giám sát. Nguyên tắc khi họ thực hiện dự án thì phải có hồ sơ thiết kế, bản vẽ thiết kế thi công được duyệt. Chưa kể, theo nguyên tắc thì trước khi thi công thì họ phải khảo sát, đối chiếu với bản thiết kế và thực tế hiện trường. Thiếu khâu này nên mới dẫn đến xảy ra sự cố trên", Giám đốc Sở GTVT TP HCM nhấn mạnh.

Công trình cầu bộ hành này thuộc dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1, đoạn từ ngã tư Trạm 2 đến nút giao Tân Vạn, do Công ty cổ phần đầu tư Hạ tầng kĩ thuật TP HCM làm chủ đầu tư; đơn vị tư vấn thiết kế là Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam; đơn vị thi công là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tuấn Lộc và Công ty cổ phần tư vấn giám sát chất lượng công trình Thăng Long là đơn vị tư vấn giám sát thi công.

Ngày 13/11, đơn vị thi công công trình hoàn thành việc lắp đặt 2 dầm cầu bộ hành số 1 (tại vị trí nhịp số 1) vào lúc 1h sáng. Đến 4h sáng cùng ngày, một chiếc xe container lưu thông hướng từ Biên Hòa vào TP HCM va vào dầm cầu bộ hành số 1, tại nhịp số 1, làm một dầm rơi xuống nằm vắt ngang trên thùng xe container và một đầu nằm trên mố cầu.


chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.