Câu chuyện bánh mì trong văn hoá ẩm thực Việt - Pháp

Trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Pháp Francois Hollande, hãng thông tấn AFP đăng bài viết về món bánh mì kẹp nổi tiếng của Việt Nam và sự giao thoa trong văn hoá ẩm thực hai nước. 
cau chuyen banh mi trong van hoa am thuc viet phap Tổng thống Pháp sắp thăm Việt Nam

Bánh mì pate kẹp với dưa chuột thái lát hay rau mùi tươi, hoặc đơn giản là phết một chút bơ từ lâu đã là món ăn yêu thích của Việt và được nhiều nước biết đến. Theo AFP, món ăn này được coi là biểu tượng trong sự kết nối giữa Việt Nam và Pháp - đất nước nổi tiếng với bánh mì baguette.

“Người Pháp rất tự hào về bánh mì. Tôi nghĩ ẩm thực Pháp có ảnh hưởng lớn đến ẩm thực của Việt Nam”, Nguyen Ngoc Hoan, thợ làm bánh trên một cửa hàng đông đúc tại khu phố cổ Hà Nội cho biết.

Ông Hoan bắt đầu làm bánh mì, loại bánh đơn giản với thịt, rau hoặc trứng, từ năm 1987. 5 năm sau đó, ông làm việc cho một tiệm bánh của khách sạn Metropole, do người Pháp xây dựng đầu thế kỷ 20.

cau chuyen banh mi trong van hoa am thuc viet phap
Những chiếc bánh mì nóng hổi mới ra lò. Ảnh: AFP

Bánh mì ngày nay trở thành món ăn yêu thích không chỉ ở Việt Nam mà còn được bình chọn là một trong những món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Món ăn dân dã này đôi khi được bán trên đường phố cùng với các món đồ uống giải khát. Ngoài hình thức truyền thống, bánh mì còn được biến tấu với nhiều loại nhân bánh khác nhau.

Cha của ông Hoan cũng là thợ làm bánh mì, nhưng không khuyến khích con trai đi theo nghề của mình.

“Nghề chọn tôi, chứ tôi không chọn nghề”, ông Hoan nói khi đứng gần lò nướng bánh mì. Cạnh đó là các nhân viên đang miệt mài nhào bột.

Ông Hoan bắt tay với nghề bằng món bánh mì kiểu Việt Nam, loại bánh rỗng bên trong và giòn bên ngoài. Nhưng sau khi được đào tạo với một thợ làm bánh người Pháp ở Thượng Hải, ông bắt đầu chuyển sang kiểu bánh đặc ruột hơn theo phong cách Pháp.

Hiện nay, ông Hoan cho ra lò hàng nghìn chiếc bánh mì nóng mỗi ngày, cùng với nhiều loại bánh, kem camramen và pate tự làm.

Bánh mì lần đầu tiên được làm tại Việt Nam trong giai đoạn Pháp thuộc và sau này biến tấu phù hợp với ấm thực của người Việt. Theo Erica Petersm, sử gia về ẩm thực và tác giả của cuốn "Appetites and Aspirations in Vietnam", đến năm 1910, bánh mì baguette nhỏ được bán trên đường phố cho người Việt. Về sau, thịt, rau và cá là thành phần được thêm vào nhân bánh và là "tiền thân" của món bánh mì đang được bán trên khắp phố phường Hà Nội - thành phố có nhiều công trình kiến trúc mang phong cách của Pháp.

cau chuyen banh mi trong van hoa am thuc viet phap
Một nhân viên đang chuẩn bị món bánh mì kẹp cho khách trong một cửa hàng ở Hà Nội. Ảnh: AFP

Ngày nay, TP HCM cũng không thiếu các quán cà phê sang trọng phục vụ món bánh croque monsieur và macaron với mức giá cao hơn. Nhưng những chiếc bánh với giá 1 USD vẫn phổ biến trên nhiều đường phố. Nó cũng ăn sâu vào văn hóa ẩm thực Việt Nam đến nỗi ít người biết về nguồn gốc từ nước Pháp.

"Tôi không biết và cũng không quan tâm liệu nó có nguồn gốc từ Pháp hay không. Đơn giản là tôi phục vụ món bánh này", bà Nguyen Thi Duc Hanh nói. Câu chuyện về món bánh mì được kể khi cửa hàng của bà rục rịch phục vụ khách khi giờ ăn trưa đến.

Mỗi ngày, bà Hanh bán hàng trăm chiếc bánh mì với thực đơn đơn giản như bánh mì kẹp pate, trứng rán, bít tết hay bò hầm. Ông Nguyen Van Binh, một khách quen của quán bà Hanh, cho biết ông đã ăn bánh mì suốt 50 năm qua. Nhưng khác với bà Hanh, ông nghĩ rằng đây là một món ăn du nhập.

"Bánh mì xuất xứ từ Pháp, nhưng nó đã thay đổi và biến đổi theo khẩu vị người Việt", ông Bình nói trước khi thưởng thức món bánh mì với trứng rán và pate.

chọn
Ông lớn bất động sản Thái Bình sắp làm khu công nghiệp đầu tay ở Hà Tĩnh
Dragon Group được biết đến là hệ sinh thái đa ngành sở hữu nhiều dự án bất động sản lớn ở Thái Bình. Sắp tới, doanh nghiệp này sẽ đầu tư thêm KCN Gia Lách mở rộng 194 ha tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh.