"Nếu lượng máy bay tăng lên 44.000 chiếc, bạn sẽ cần 800.000 phi công mới, 750.000 nhân viên kĩ thuật. Vì vậy, việc đào tạo các tài năng cho tương lai rất quan trọng. Boeing cũng sẽ đầu tư vào lĩnh vực này", Muilenburg nói.
Các phi công đi dạo tại Paris Air Show năm nay. (Ảnh: Bloomberg).
Quan điểm của Muilenburg được đưa ra trong bối cảnh lượng khách đang bay nhiều hơn nhưng số lượng phi công được đào tạo không thể theo kịp nhu cầu. Khu vực cần nhiều phi công nhất là châu Á – Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, Mỹ cũng sẽ thiếu nhiều phi công khi những nhân sự kinh nghiệm đang sắp đến tuổi nghỉ hưu bắt buộc là 65.
Boeing đang phải nỗ lực để khôi phục niềm tin của khách hàng, các cơ quan quản lí với 737 Max sau hai vụ tai nạn trong chưa đầy 5 tháng. Dòng máy bay này vẫn đang phải dừng hoạt động trên toàn cầu từ giữa tháng 3. Dù chưa tiết lộ thời gian cụ thể, CEO Boeing vẫn cho biết, hi vọng 737 Max sẽ được cất cánh trở lại trước cuối năm nay.
Nhà sản xuất Mỹ đang cân nhắc đổi tên dòng máy bay 737 Max khi tiến hành khảo sát ý kiến khách hàng, các hãng bay về tên gọi của dòng máy bay đang gặp bê bối này. Sau khi có kết quả khảo sát, hãng sẽ thực hiện các bước đi tiếp theo với 737 Max. Trước đó, hồi tháng 4, Tổng thống Trump cũng từng gợi ý nên đặt cho 737 Max một tên gọi mới.
Tại Paris Air Show năm nay, Boeing đang khởi đầu chậm hơn đối thủ Airbus. Ngay ngày đầu tiên của triển lãm, nhà sản xuất châu Âu đã thắng đơn đặt hàng 100 máy bay, trong đó có 27 máy bay thế hệ mới A321XLR - biến thể của A320neo family và bay xa hơn dòng XL hiện tại 15%.
Trong khi đó, sau các sự cố, Boeing vẫn chưa thể ra mắt dòng máy tầm trung mới. Theo CEO Muilenburg, hãng vẫn đang trong giai đoạn đầu tư nghiên cứ và dự kiến ra mắt dòng may bay này vào năm 2025.