Thủ tướng yêu cầu báo cáo về thiếu hụt phi công trong tháng 6

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải báo cáo tổng thể về nhân lực ngành hàng không, trong bối cảnh ngành này đang khan hiếm về nhân lực và có hiện tượng “giành giật” phi công giữa các hãng bay.

Thủ tướng yêu cầu báo cáo nhân sự phi công trong tháng 6

 Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải báo cáo tổng thể về nhân lực ngành hàng không. Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải ngay trong tháng 6 phải có báo cáo tổng thể về nhân lực ngành hàng không gửi Thủ tướng.

Thời gian qua, nhiều thông tin cho biết lĩnh vực hàng không đang khan hiếm nhân sự. Cụ thể, các hãng hàng không không chỉ thiếu phi công mà còn thiếu kĩ thuật viên, nhân viên và các vị trí khác. 

Liên quan việc hãng hàng không giá rẻ Vietjet hủy và hoãn hàng loạt chuyến bay vài ngày gần đây, nhiều thông tin cho biết nguyên nhân của việc này là do các tiếp viên hàng không của hãng đình công do các vấn đề về lương bổng và phúc lợi. Tuy nhiên, trong phát ngôn vào hôm qua, đại diện Vietjet không bình luận về vấn đề này. 

Hãng giải thích việc điều chỉnh thời gian bay là do hãng bị trễ kế hoạch nhận tàu bay mới. Để khắc phục, hãng đã tăng cường thuê thêm tàu bay theo hình thức thuê ướt (thuê cả tổ bay), nhưng thời gian giao máy bay của nhà sản xuất và đối tác cho thuê bị trễ nên làm ảnh hưởng hoạt động khai thác các chuyến bay. 

Theo thống kê, thời gian để đào tạo một phi công lái chính loại máy bay thông dụng như Airbus A320, A321 mất 3-4 năm  và mất 7-8 năm mới đạo tạo được phi công lái Airbus A350, Boeing 787...

Theo báo cáo mới đây của Boeing, ngành hàng không thế giới sẽ cần tới 790.000 phi công mới vào năm 2037. 

Thủ tướng yêu cầu báo cáo về thiếu hụt phi công - Ảnh 1.

Các phi công Việt Nam trong buổi huấn luyện, đào tạo phi công. (Ảnh: VnExpress).

Hàng không đang khan hiếm phi công

Thị trường hàng không Việt Nam vẫn được đánh giá phát triển tích cực, khi liên tục giữ mức tăng trưởng 2 con số trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nhân sự trong lĩnh vực này lại là vấn đề nóng thời gian qua, nhất là khi thị trường ngày càng được chia nhỏ vì có sự xuất hiện của các hãng bay khác. 

Đầu năm 2019, Bamboo Airways chính thức hoạt động. Như vậy, thị trường hàng không Việt Nam gồm 5 hãng bay nội địa là Vietnam Airlines, Vietjer Air, Jestar Pacific, VASCO và Bamboo Airways. Việc thiếu hụt phi công dẫn đến một "cuộc chiến tranh giành" giữa các hãng bay này. 

Cách đây không lâu, Bamboo Airways đã "tố" Vietnam Airlines "chơi xấu", cạnh tranh không lành mạnh, khi gửi văn bản đóng dấu "mật" đến Bộ Giao thông Vận tải, nói hãng này giành giật phi công và đề nghị không cấp phép bay đối với Boeing 787 của Bamboo Airways. Sự việc tranh giành nhân sự trong lĩnh vực hàng không cũng làm nóng nghị trường Quốc hội tại kì họp vừa diễn ra vào đầu tháng 6.

luong

 Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể xác nhận thời gian qua có tình trạng giành giật phi công của các hãng. Theo Bộ trưởng, kế hoạch bay của nhiều hãng hàng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng thời gian qua, khi các hãng bay mới gia nhập thị trường, bỏ kinh phí để lôi kéo nhân lực các hãng bay khác. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng đáng lí ra, các hãng bay này phải thu hút nhân lực nước ngoài hoặc tự đào tạo, thay vì "giành giật" với các hãng bay trong nước. 

Số liệu từ đề án đánh giá tác động của Vietnam Airlines gửi Cục Hàng không Việt Nam năm 2018, cũng cho thấy số phi công đến 2018 của hãng là 1.100 người, dự báo sang 2019 là 1.293. Như vậy, trong một năm, đơn vị này cần thêm 193 nhân sự là phi công. 

Dự báo đến năm 2020, nhu cầu phi công của Vietnam Airlines lên tới 1.340, tăng 240 phi công, và đến 2025 sẽ cần đến 1.570 người.

Tại Đại hội đồng cổ đông mới đây của Vietnam Airlines, Tổng Giám đốc Dương Trí Thành cũng cho rằng hiện hãng đang đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Lao động - Thương binh Xã hội, xem xét có cơ chế lương đặc thù cho Vietnam Airlines. Hãng bay này cho hay đang có kế hoạch tăng lương cho đội ngũ phi công và lao động kĩ thuật cao giai đoạn 2020-2025 để giữ chân người lao động.

Năm 2018, mức lương bình quân của phi công Vietnam Airlines là 132,5 triệu đồng mỗi tháng. So với thu nhập năm 2017, lương phi công của Vietnam Airlines đã tăng thêm 10,9 triệu đồng/tháng (tương đương tăng 9%), từ 121,6 triệu đồng.

Ở thời điểm năm 2017, lương phi công của hãng bay giá rẻ Vietjet Air đã đạt mức trung bình 180 triệu đồng mỗi tháng, cao hơn gần 50 triệu đồng so với thu nhập của phi công Vietnam Airline.

Tại Jetstar Pacific, tùy giờ bay và thâm niên, lương cơ trưởng cũng đạt từ 110-160 triệu đồng/tháng và cơ phó dao động từ 100-120 triệu đồng/tháng.


chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.