'Chân dung ông chủ' của dự án The Diamond Park vừa bị thanh tra kết luận có nhiều sai phạm

Được thành lập từ năm 2003, đến năm 2018 VIDEC bất ngờ tăng vốn lên gấp 5 lần. Ngoài kinh doanh bất động sản tập đoàn này còn hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, vận tải, thuỷ điện....

Tập đoàn VIDEC tiền thân là Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và Xây dựng Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư thiết kế và Xây dựng Việt Nam. Qua quá trình hoạt động, công ty này đã mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh và đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn VIDEC với các ngành nghề kinh doanh chính là đầu tư kinh doanh bất động sản, tư vấn thiết kế và thi công xây dựng cầu đường, khu công nghiệp….

Theo thông tin đăng kí: Tập đoàn VIDEC được thành lập ngày 11/9/2003, có trụ sở chính tại số 349 phố Vũ Tông Phan, phường Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật là ông Trần Đức Huế, ông này cũng kiêm chức danh Tổng Giám đốc.

VIDEC hiện đang đăng kí 15 ngành nghề kinh doanh gồm: Giáo dục, kinh doannh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê, hoạt động kiến trúc và tư vấn kĩ thuật có liên quan, vận tải,....

videc-15634373959021363918639

VIDEC - chủ đầu tư dự án bị phát hiện hàng loạt sai phạm tại Mê Linh, Hà Nội. (Ảnh tư liệu: Tuấn Nam).

Cổ đông sáng lập công ty gồm ông Ngô Vĩnh Khương, ông Đỗ Quang Khuê và ông Trần Đức Huế. Trong đó ông Ngô Vĩnh Khương hiện đã thoái hết toàn bộ số vốn tại VIDEC. Từ khi thành lập đến năm 2018, tập đoàn này đã tăng vốn 5 lần. Hiện tại hai cổ đông chính là ông Đỗ Quang Khuê sở hữu 10% cổ phần với vốn góp 50 tỉ đồng, ông Trần Đức Huế sở hữu 80% với 400 tỉ đồng.

Theo Nhà đầu tư, ông Khương là cựu Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico).

Nhóm cổ đông Videc năm 2016 đã đầu tư và nắm lượng lớn cổ phần của CTCP COMA18 (Mã chứng khoán: CIG). Các ông Trần Đức Huế và Đỗ Quang Khuê sau đó lần lượt được bầu làm Chủ tịch HĐQT và Thành viên HĐQT COMA18.

Một cá nhân liên quan tới ông Trần Đức Huế là ông Trần Đức Minh cũng được bầu vào HĐQT COMA18. Tổng cộng nhóm nhà đầu tư liên quan tới Videc có thời điểm chiếm 3/5 vị trí trong HĐQT COMA18.

Cuối quý I/2018, ông Trần Đức Huế bất ngờ đăng chuyển nhượng cổ phần và rút lui khỏi HĐQT COMA18, với do thay đổi định hướng đầu tư.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu Thanh tra Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho ý kiến về kết quả thanh tra của UBND TP Hà Nội và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Như đã thông tin, dự án The Diamond Park do Công ty Cổ phần Tập đoàn Videc làm chủ đầu tư được phê duyệt bởi UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt với diện tích khoảng 20 ha với tổng mức đầu tư dự kiến 452 tỉ đồng.

Với phê duyệt ban đầu là nhà ở dành cho người thu nhập thấp thuộc khu công nghệ huyện Mê Linh. Kể từ khi phê duyệt đến nay dự án vẫn chưa được xây dựng, trong khi đó chủ đầu tư đã phân lô, bán nền biệt thự, nhà liền kề.

Kết luận của UBND TP Hà Nội đã chỉ rõ các sai phạm của sở ngành Vĩnh Phúc như: Không thẩm định năng lực tài chính, trong khi chủ đầu tư vốn chủ sở hữu chỉ hơn 22 tỉ đồng, nhỏ hơn 20% tổng mức đầu tư dự án.

Ngoài ra, UBND tỉnh Vĩnh Phúc còn ưu đãi về tiền sử dụng đất đối với việc xây nhà chung cư không đúng thẩm quyền, chủ đầu tư này còn được ưu đãi về mức thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi đi vào hoạt động kinh doanh, việc này không phù hợp với quy định của Chính phủ.

chọn
Dòng tiền đáo hạn tại ngân hàng có thể tìm đến đất nền
Theo các chuyên gia VARS, dòng tiền đáo hạn tại ngân hàng bắt đầu tìm các kênh đầu tư đem lại mức lợi nhuận hấp dẫn hơn, trong đó có bất động sản, đặc biệt là sản phẩm đất nền giá không quá cao, tiềm năng sinh lời lớn.