Chi 12.000 tỷ đồng đào tạo 9.000 tiến sĩ: Lo lắng về chất lượng là có cơ sở | |
'Sao không dùng 12.000 tỉ đồng để tăng lương cho GV thay vì đào tạo thêm 9.000 tiến sĩ?' |
Liên quan tới việc chi 12.000 tỷ đồng để đào tạo 9.000 tiến sĩ trong "Dự thảo đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2015 tầm nhìn 2030", PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay, trước đây, Bộ GD&ĐT cũng từng có đề án 911 với kế hoạch 2010 – 2020 sẽ đào tạo mức tối thiểu là 20.000 tiến sĩ . Đề án đó đã không đạt mục tiêu.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT (Ảnh: Dạ Thảo). |
Việc không đạt mục tiêu ấy được Phó Giáo sư cụ thể hóa bằng các con số. Đến năm 2016 trong số ứng viên đã trúng tuyển mới chỉ có khoảng hơn 2.000 nghiên cứu sinh trong nước và 2.900 nghiên cứu sinh nước ngoài.
Chính vì thế, khi đề án lần này của Bộ GD&ĐT được đưa ra, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ đặt ra câu hỏi về kết quả và tính khả thi. Liệu đó có phải Bộ GD&ĐT đang đi vào “vết xe đổ” của đề án 911.
“Tôi hi vọng Bộ GD&ĐT không lặp lại thất bại của đề án 911. Chúng ta nên chú trọng vào chất lượng thay vì việc chỉ để ý đến những con số mà việc đào tạo ra 1 tiến sĩ chất lượng không thể quá vội vàng được. Tôi nghĩ rằng dùng12.000 tỷ cho đề án đào tạo tiến sĩ là điều chưa hợp lý”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh.
Đào tạo tiến sĩ chất lượng là một thách thức không nhỏ. (Nguồn: Getty Images) |
Thêm một vấ đề được nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đặt ra là vấn đề về cơ sở vật chất của ngành giáo dục, lương và phụ cấp giáo viên cũng như con số giáo viên xin ra khỏi ngành vì không thể sống với đồng lương thấp. Vì thế, Tiến sĩ để làm gì trước hiện thực ấy? Và cả việc cho ra hàng loạt tiến sĩ “giấy” để xảy ra tình trạng “lạm phát tiến sĩ” thì đó là hậu quả khôn lường, không biết Bộ GD&ĐT đã nghĩ đến chưa?
“Nếu thực sự đề án 9.000 tiến sĩ được phê duyệt chúng ta phải có những tiêu chí rõ ràng ngay từ khâu chọn người đi đào tạo không để xảy ra tình trạng đào tạo tiến sĩ “giấy” như hiện nay”, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nói.
TS. Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cũng nêu quan điểm: “Chúng ta cần phải xem lại quy trình đào tạo tiến sĩ ở các trường đại học làm sao cho thực sự có chất lượng. Chúng ta đừng mang suy nghĩ đào tạo lấy số lượng trong một thời điểm nhất định. Nếu thế, sẽ xảy ra tình trạng bằng thật và bằng giả lẫn lộn giống nhau”.
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, nếu lấy con số kinh phí 12.000 tỉ đồng kia để nâng lương cho giáo viên trước sẽ tạo động lực cho họ làm việc thì sẽ tốt hơn là đào tạo thêm tiến sĩ. Chỉ cần mỗi một ngành có những mũi nhọn, có những người nghiên cứu kịp thời là được. Phải đào tạo làm sao cho có hiệu quả mới đảm bảo yếu tố chất lượng.
Quốc hội tán thành duy trì kinh phí đào tạo tiến sĩ |