Chi 87 tỉ sửa chữa, nâng cấp một đoạn đường lại thu phí như trạm BOT đầu tư 2.600 tỉ?

Một đường dài 40km được đầu tư xây mới hoàn toàn với số tiền khoảng 2.600 tỉ đồng và một đoạn đường dài 25km (nâng cấp, cải tạo) với số tiền bỏ ra chỉ 87 tỉ đồng, nhưng sẽ cùng đi vào hoạt động và có mức thu ngang nhau.
chi 87 ti sua chua nang cap thu phi nhu tram bot dau tu 2600 ti Kiểm toán nhà nước đề nghị giảm hàng chục năm thu phí BOT
chi 87 ti sua chua nang cap thu phi nhu tram bot dau tu 2600 ti Nghi vấn BOT Hà Nội – Bắc Giang báo cáo thiếu hàng chục triệu đồng/ngày

Cải tạo đường ngân sách thu phí như đường tự đầu tư

Trạm thu phí BOT trên tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới đang tiến hành thí điểm thu phí sử dụng đường bộ đối với các phương tiện ôtô qua lại, mức thu với từng loại phương tiện rõ ràng. Và đương nhiên không ai thắc mắc gì về việc thu phí bởi đây là đoạn đường được đầu tư theo hình thức BOT (đầu tư - kinh doanh và chuyển giao) - Nhà đầu tư sẽ bỏ vốn để xây dựng, tiếp đó tiến hành thu phí để hoàn lại nguồn vốn đã bỏ ra. Sau khoảng thời gian nhất định, khi nhà đầu tư hoàn vốn sẽ chuyển giao đoạn đường cho Nhà nước quản lý.

chi 87 ti sua chua nang cap thu phi nhu tram bot dau tu 2600 ti
Trạm thu phí BOT trên tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới đang tiến hành thí điểm thu phí sử dụng đường bộ đối với các phương tiện ôtô qua lại. Ảnh Chí Duy

Tuy nhiên cách đó chỉ 5km trên tuyến Quốc Lộ 3 cũ, đồng thời "mọc lên" một trạm thu phí khác cũng do Công ty trách nhiệm hữu hạn BOT Thái Nguyên – Chợ Mới sử hữu và xây dựng. Dự kiến chỉ còn khoảng nửa tháng nữa trạm thu phí trên con đường được làm bằng ngân sách nhà nước này sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động song song với trạm thu phí BOT nằm trên đoạn đường Thái Nguyên – Chợ Mới.

chi 87 ti sua chua nang cap thu phi nhu tram bot dau tu 2600 ti
Trạm thu phí được đặt trên quốc lộ 3 (đoạn thuộc địa phận huyện Phú Lương) hiện nay đã hoàn thành đến 70% dự kiến đầu tháng 4/2017 sẽ đi vào hoạt động. Ảnh Chí Duy

Theo như công bố dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 3 có tổng chiều dài 65km. Trong đó, tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới có chiều dài gần 40km. Dự án được đầu tư xây dựng theo hình thức BOT do Liên danh Tổng Công ty Xây dựng Công trình giao thông 4 - CTCP (Cienco4), Công ty CP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc và Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Trường Lộc Việt Nam làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư trên 2.700 tỉ đồng.

Tuy nhiên thông tin PV nắm được thì trong tổng số 2.700 tỉ đồng chỉ có 87 tỉ dành cho việc nâng cấp, cải tạo 7km trên 25km đường QL3 và thay mới biển cảnh báo số km còn lại.

Như vậy một đường dài 40km được đầu tư xây mới hoàn toàn với số tiền khoảng 2.600 tỉ đồng và một đoạn đường dài 25km (chỉ nâng cấp, cải tạo) với số tiền bỏ ra chỉ 87 tỉ đồng, nhưng sẽ cùng đi vào hoạt động và có mức thu ngang nhau.

Nỗi lo không còn bán được bánh chưng truyền thống

Những người dân thuộc làng nghề bánh chưng Bờ Đậu sống cạnh khu vực trạm thu phí tại QL3 lo lắng rằng sau khi trạm thu phí đi vào hoạt động làng nghề bánh chưng có truyền thống lâu đời sẽ bị ảnh hưởng bởi sẽ chẳng còn ai dừng lại mua bánh hay đi qua trạm thu phí để mua bánh chưng của họ.

Anh Lã Văn Toàn một hội viên thuộc Làng nghề bánh chưng Bờ Đậu cho biết: “Trước đây một ngày nhà tôi bán khoảng hai đến ba trăm chiếc bánh chưng cho khách thập phương và người dân ở thành phố Thái Nguyên lên mua. Gần đây khi trạm thu phí bắt đầu được xây dựng lượng khách sụt giảm mạnh, bây giờ cả ngày chỉ bán được khoảng 5 – 10 cái. Nhiều hôm ế gia đình ăn bánh thay cơm. Nhiều năm nay gia đình tôi chỉ trông mong vào việc bán bánh chưng truyền thống để sinh sống, giờ 6 miệng ăn không biết trông chờ vào đâu”.

chi 87 ti sua chua nang cap thu phi nhu tram bot dau tu 2600 ti
Anh Lã Văn Toàn (trái) cho biết giờ may mắn lắm một ngày bán được hơn chục chiếc bánh. Ảnh Chí Duy

Cùng chung lỗi lo với anh Toàn chị Nguyễn Thị Oanh một hội viên khác nói: “Từ khi bắt đầu xây dựng trạm thu phí ở đây chúng tôi hầu như đóng cửa hết vì không bán được hàng, dân ở đây đa số làm nghề bánh chưng giờ không bán được cũng chẳng biết làm gì khác vì ruộng cũng chẳng có”.

chi 87 ti sua chua nang cap thu phi nhu tram bot dau tu 2600 ti
Không ít cửa hàng đã phải đóng cửa vì không bán được hàng. Nhiều người phải lên thành phố tìm việc làm để trang trải cuộc sống. Ảnh Chí Duy

Bà Nguyễn Bích Liên trưởng ban quản lí làng nghề cho biết: “Tại làng nghề hiện nay có 50 hộ làm nghề bánh chưng, số lao động khoảng 300 người. Những năm trước đây một năm chúng tôi xuất bán vài chục vạn bánh chưng nhưng hiện nay hầu như không bán được do mọi người ngại dừng xe ở gần trạm BOT đang xây dựng.

Nếu như tiến hành thu phí chúng tôi sẽ mất một lượng khách hàng rất lớn từ phía thành phố Thái Nguyên lên đây bởi để mua được một chiếc bánh họ phải trả 35.000 đồng tiền phí chiều đi và 35.000 đồng chiều về là 70.000 đồng cộng với chiếc bánh chưng 25.000 – 30.000 đồng nữa là gần 100.000 đồng. Như vậy giá thành chiếc bánh của chúng tôi bị nâng lên gấp 4 lần”.

Thu phí hai nơi để hoàn vốn một nơi?

Trao đổi với báo chí, ông Phạm Minh Đức Giám đốc Công ty TNHH BOT Thái Nguyên - Chợ Mới, người đại diện cho chủ đầu tư của Dự án cho biết việc đặt trạm thu phí ở hai tuyến nhằm mục đích thu lại nguồn vốn mà nhà đầu tư đã bỏ ra.

Còn về mức thu cả hai trạm như nhau mặc dù kinh phí đầu tư “một trời, một vực” ông Đức cho biết “Mức phí thu bao nhiêu đều phải thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Mức phí này đã được Bộ Tài Chính ban hành ở Thông tư số 175/2016/TT-BTC về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.

Theo đó, ở cả hai trạm đều có cùng mức thu, trong đó xe thấp nhất (xe dưới 12 chỗ, xe tải dưới 2 tấn) là 35.000 đồng/lượt và cao nhất là 200.000 đồng/lượt (xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng Container 40 fit); xe máy không thu phí. Vé tháng, vé quý có tác dụng giảm chi phí cho người qua trạm thường xuyên. Người mua vé tháng trả bằng phí 1 lượt/ngày nhưng có thể qua lại nhiều lần không mất phí.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.