Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm chỉ tăng 2,6%

Mức tăng 2,6% thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,4% của 7 tháng đầu năm 2019. Trong đó, nhiều sản nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực như ô tô, bia, dầu thô, điện thoại di động, sắt thép thô, thép cán, xe máy... giảm sâu so với cùng kì năm 2019.

Theo báo cáo tình hình hoạt động ngành Công nghiệp và Thương mại tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2020 của Bộ Công thương, sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp khó khăn.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (Index of Industrial Production - IIP) tháng 7/2020 chỉ tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước, không đạt được mức tăng như tháng 6/2020.

(Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6/2020 tăng 10,3% so với tháng trước và tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước).

Trong đó: ngành khai khoáng giảm 7,9%; ngành chế biến, chế tạo tăng 2,1%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,7%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,5%.

Tính chung 7 tháng năm 2020, IIP ước tính tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,4% của cùng kỳ năm 2019. 

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,2% (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,7%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2,1%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,3%; riêng ngành khai khoáng giảm 7,8%.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 7 tháng giảm sâu hoặc tăng rất thấp so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất xe có động cơ giảm 15,4%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,3%; sản xuất đồ uống giảm 6,3%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 6,1%; sản xuất trang phục giảm 4,6%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 4,2%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 3,4%; sản xuất kim loại giảm 2%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 1,7%; dệt tăng 1,8%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 2,1%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 3,3%.

Bên cạnh đó, một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất 7 tháng tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 27,1%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 15,9%; khai thác quặng kim loại tăng 15,7%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 8,2%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 8,1%; sản xuất sản phẩm thuốc lá, sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất cùng tăng 7,4%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 7 tháng giảm sâu hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước: Ô tô giảm 22,3%; bia giảm 14,9%; dầu thô khai thác giảm 13,4%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 10,3%; sắt thép thô giảm 9,3%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 8,8%; xe máy giảm 7,7%; quần áo mặc thường giảm 7,1%; điện thoại di động giảm 6,3%; khí hóa lỏng LPG giảm 5,4%; thép cán giảm 4,9%; alumin tăng 1,2%; điện sản xuất tăng 2%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 2,9%.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Xăng dầu các loại tăng 18,6%; thép thanh, thép góc tăng 13,8%; ti vi tăng 12,4%; linh kiện điện thoại tăng 11,4%; phân ure tăng 7,7%; thuốc lá bao các loại tăng 7,4%.

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.