Cùng điểm qua các ngày lễ tháng 12 quan trọng của Việt Nam trong năm nay:
Sự ra đời của Hội Cựu Chiến binh Việt Nam vào ngày 6/12/1989 là dấu mốc lịch sử quan trọng trong đời sống chính trị, tinh thần, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của lực lượng cựu chiến binh. Ngày lễ này đồng thời cũng là động lực để các cựu chiến binh tiếp tục cống hiến xây dựng quê hương, phát huy bản chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước trong thời bình. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ giúp đỡ nhau trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu.
Hội Cựu Chiến binh Việt Nam là thành viên của Liên đoàn Cựu Chiến binh các Nước Đông Nam Á (gồm 10 nước) và đồng thời cũng là thành viên Liên đoàn Cựu chiến binh thế giới (gồm 121 nước). Hội cũng được Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xác nhận là một tổ chức chính trị - xã hội và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Toàn quốc kháng chiến là cách gọi để nói tới sự kiện ngày 19/12/1946, khi cuộc chiến đấu giữa Quân đội Pháp và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bùng nổ tại Bắc vĩ tuyến 16, tức là trên toàn Việt Nam. Đây chính là thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân, toàn quân ta chống lại kẻ thù xâm lược.
Trong suốt 75 năm qua, cứ đến ngày này, nhiều địa phương, đơn vị trên cả nước sẽ tổ chức và phát động các đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm ngày Toàn quốc Kháng chiến. Đây chính là dịp để các địa phương cùng phát huy tinh thần toàn quốc kháng chiến trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cùng nhau thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm do nhà nước đề ra.
Thực hiện theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chính thức được thành lập. Và cũng kể từ đó trở đi, 22/12 đã trở thành một ngày có ý nghĩa lịch sử đặc biệt, và cũng là ngày truyền thống đống với Quân đội nhân dân Việt Nam. Hàng năm, cứ đến ngày này, toàn dân Việt Nam lại tổ chức các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội.
Trong ngày 22/12, toàn dân sẽ được tuyên truyền sâu rộng hơn về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ. Đây cũng là ngày để mọi người được giáo dục lòng yêu nước, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Các hoạt động như mít tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống, biểu diễn văn nghệ, đại hội thanh niên, thi đấu thể thao, hội thao quân sự,... được diễn ra ở khắp làng, xã, cơ quan đoàn thể, các cơ sở đơn vị.
Dưới đây là một số ngày lễ đặc biệt được quan tâm trong tháng 12 của quốc tế:
Năm 1988, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố chọn ngày 1/12 hằng năm là ngày kỷ niệm phòng chống HIV/AIDS trên toàn thế giới. Sau đó, nhằm đẩy mạnh sự phối hợp của toàn thể nhân loại trong việc phòng chống căn bệnh thế kỷ này, UNAIDS (chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về HIV/AIDS) đã phát động thành chiến dịch toàn cầu lần đầu tiên từ 1/12/1997.
Hàng năm, UNAIDS đều phát động chiến dịch phòng chống HIV/AIDS trên toàn cầu bằng cách lựa chọn các chủ đề đặc biệt có liên quan đến tình hình dịch tễ và việc phòng chống HIV/AIDS. Việc làm này nhằm liên kết chặt chẽ sự phối hợp các thành viên của Liên Hợp Quốc, các cấp chính quyền và tất cả mọi người trong xã hội để cùng nỗ lực trong việc phòng chống HIV/AIDS. Các chủ đề có thể thay đổi hàng năm và được sử dụng xuyên suốt trong năm để thúc đẩy toàn thế giới cùng tham gia phòng chống đại dịch nguy hiểm này.
Vào năm 1992, ngày 3/12 hàng năm được lựa chọn là Ngày Quốc tế Người khuyết tật và lễ kỷ niệm sẽ được tổ chức trên toàn thế giới. Ngày Quốc tế Người khuyết tật ra đời nhằm nâng cao hơn nhận thức của cộng đồng về những vấn đề của người khuyết tật trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Mỗi năm, lễ hội sẽ hoạt động với một chủ đề khác nhau. Thông qua đó, tổ chức cũng có thể huy động các hình thức hỗ trợ xã hội nhằm tăng cường sự tham gia của người khuyết tật trong các mọi lĩnh vực.
Sau khi thông qua Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng vào ngày 31/10/2003, Ngày Quốc tế chống tham nhũng (IACD - International Anti-Corruption Day) được thống nhất sẽ tổ chức vào ngày 9/12 hàng năm. Đây là một sự kiện thường niên do Liên Hợp Quốc tổ chức với mục đích chính là nâng cao nhận thức của công chúng về việc tham nhũng, hối lộ và các vấn đề khác có liên quan. Bên cạnh đó, đây cũng là ngày vinh danh những người chống tham nhũng trong cộng đồng và chính phủ ở mỗi nước thành viên.
Ngày 10/12 hàng năm được Liên Hợp Quốc lựa chọn và chính thức công bố là Ngày Nhân quyền vào năm 1950. Đây là một ngày lễ quốc tế được rất nhiều quốc gia trên thế giới làm lễ kỷ niệm và hưởng ứng vô cùng mạnh mẽ.
Trong những năm gần đây, Liên Hợp Quốc còn chọn chủ đề cho ngày Nhân quyền cho từng năm. Mỗi một chủ đề đều mang một ý nghĩa đặc biệt, nó sẽ được sử dụng và hưởng ứng trong suốt năm đó. Một số chủ đề ý nghĩa trong vài năm gần đây như: Phục hồi tốt hơn - Đứng lên vì Quyền con người (2020), Đứng lên vì Quyền con người (2018), Hãy đứng lên vì sự bình đẳng, công bằng và phẩm giá con người (2017),...
Với Nghị quyết 60/209 (ngày 22/12/2005), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố lấy ngày 20/12 hàng năm là Ngày Quốc tế đoàn kết nhân loại. Đây là dịp dành để nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết trong quá trình thực hiện và đạt được các mục tiêu quốc tế, điển hình như chương trình hành động của các hội nghị quốc tế và các hiệp định đa phương. Ngày lễ này đồng thời cũng là một dịp để khẳng định sự đoàn kết quốc tế chính là giá trị cơ bản, là nền tảng mối quan hệ giữa các dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay.
Mục tiêu của đoàn kết nhân loại là xóa đói, giảm nghèo, hướng tới sự phát triển của con người nói chung và những người trong các nước đang phát triển nói riêng. Để đạt được những mục tiêu đó, rất nhiều các tổ chức được thành lập trên toàn thế giới nhằm mục đích giúp đỡ con người như: Quỹ UNICEF; Tổ chức từ thiện Doctors Without Borders, USA; Hội đồng quốc phòng tài nguyên thiên nhiên, Tổ chức Catholic Medical Mission Board,…
Ngày lễ Giáng sinh thường được tổ chức từ đêm ngày 24 cho đến hết ngày 25. Trong đó, lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là “lễ chính ngày”, còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là “lễ vọng”. Đây cũng là ngày này được nhiều quốc gia trên thế giới hưởng ứng, trong đó có Việt Nam.
Vào đêm 24 - thời điểm trước ngày lễ Giáng sinh, mọi gia đình đều cố gắng thực hiện trang hoàng nhà mình sao cho đẹp và lung linh nhất, ngoài rai còn chuẩn bị thức ăn và những món quà giáng sinh ý nghĩa để tặng cho những người thân trong gia đình.
Trong ngày 25, mọi người trong gia đình và bạn bè sẽ cùng ngồi dùng bữa và món ăn không thể thiếu là gà tây. Sau đó. mọi người có thể cùng đi dạo phố và tham gia các hoạt động vui chơi Noel tại các nhà thờ. Vào những ngày này, đường phố thường được trang trí rất rực rỡ và bắt mắt.