Chỉnh sửa ADN của tế bào miễn dịch để chống AIDS

Các nhà sinh học Mỹ đã đề xuất cách tiếp cận mới chống căn bệnh thế kỷ AIDS bằng cách chỉnh sửa ADN của các tế bào miễn dịch, rồi đưa chúng trở lại cơ thể của người nhiễm HIV. Kết quả, các tế bào miễn dịch đó tích cực chống lại HIV mà không gây ra tác dụng phụ nào.
chinh sua adn cua te bao mien dich de chong aids
Các tế bào miễn dịch được chỉnh sửa đã phát triển trong cơ thể của người nhiễm HIV và bắt đầu tích cực chống lại HIV mà không gây ra tác dụng phụ nào - Ảnh: Wikipedia

Theo tạp chí Molecular Therapy, các nhà khoa học đã tìm ra cách tiếp cận mới chống căn bệnh thế kỷ AIDS bằng cách chỉnh sửa ADN của các tế bào miễn dịch. Sau đó, họ nhận thấy các tế bào miễn dịch được chỉnh sửa đã phát triển trong cơ thể của người nhiễm HIV và bắt đầu tích cực chống lại HIV mà không gây ra tác dụng phụ nào.

Tất cả điều này cho phép cải thiện điều trị miễn dịch HIV. Các chuyên gia cho rằng các tế bào miễn dịch không gây hại cho sức khỏe của bệnh nhân. Được biết, virus gây suy giảm miễn dịch thâm nhập vào cơ thể người nhờ các hợp chất protein bao phủ nó. Cấu trúc đó thay đổi liên tục khiến hệ thống miễn dịch cứ mỗi lần lại phải tạo ra một tập hợp kháng thể mới.

Từ trước đến nay, HIV thường chiến thắng vì nó thay đổi nhanh hơn các tế bào khỏe mạnh có thể chống lại nó. Đó là lý do tại sao các nhà khoa học không thể phát triển được vắcxin ngừa HIV hiệu quả vì sau 3 hay 4 năm vắcxin sẽ trở nên vô dụng. Và cơ thể người bệnh bị suy kiệt vì phải vật lộn không ngừng.

Tuy nhiên, nay thì vấn đề đã được giải quyết. Các chuyên gia đã học cách "đào tạo" các tế bào miễn dịch để chúng có thể sản sinh ra kháng thể sớm hơn nhiều trước khi hệ miễn dịch bắt đầu kiệt sức. Năm 2017, các nhà sinh học ở Pennsylvania, Mỹ, đã tiến hành thí nghiệm biến đổi ADN đầu tiên để các tế bào miễn dịch tích cực hơn trong việc sản sinh kháng thể và làm cho hệ miễn dịch nhận biết được HIV.

Đầu tiên, các nhà khoa học thử nghiệm chỉnh sửa ADN của các tế bào miễn dịch trên động vật và đã thành công. Sau đó, họ tiến hành thử nghiệm trên 7 người tình nguyện. Các nhà khoa học "tóm bắt" các tế bào miễn dịch hoạt động mạnh nhất trong máu của bệnh nhân, làm cho chúng sinh sôi này nở, tiêm chúng trở lại cơ thể bệnh nhân rồi hướng chúng tấn công HIV.

Kết quả ban đầu, các tế bào miễn dịch được chỉnh sửa đã hoàn toàn hòa nhập vào cơ thể của bệnh nhân mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nguy hiểm nào. Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý rằng vẫn còn phải thử nghiệm thêm để nói về một bước đột phá trong điều trị HIV.

XEM THÊM

chinh sua adn cua te bao mien dich de chong aids Đây là lý do nam giới mang bao cao su khi 'quan hệ' với bạn tình nhưng vẫn có khả năng lây bệnh HIV

Khi "quan hệ" với bạn tình dù dùng bao cao su nhưng chưa phải là an toàn tuyệt đối vẫn có khả năng lây bệnh ...

chinh sua adn cua te bao mien dich de chong aids Hà Nội: Cẩn thận với nguy cơ lây nhiễm HIV từ dịch vụ làm đẹp

Ở Hà Nội, mấy năm gần đây, dịch vụ phun, xăm thẩm mỹ; sơn móng chân, móng tay… đua nhau mọc lên như nấm sau ...

chinh sua adn cua te bao mien dich de chong aids Làm gì sau khi quan hệ với người nhiễm HIV?

Khi quan hệ với người đã nhiễm HIV, để không lây bệnh, người dân cần trang bị kiến thức cho mình.

chinh sua adn cua te bao mien dich de chong aids Làm gì nếu xét nghiệm bị nhiễm HIV?

Sau khi xét nghiệm nếu nhận kết quả dương tính với HIV, bạn cần phải bình tĩnh, tỉnh táo để có những bước điều trị ...

chinh sua adn cua te bao mien dich de chong aids Vi rút HIV có thể tồn tại bao lâu trong bơm kim tiêm?

Vi rút HIV có thể sống được lâu hơn trong lõi kim tiêm vì ở đó máu được lưu trữ tốt hơn.

chinh sua adn cua te bao mien dich de chong aids Aspirin giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

Một số chuyên gia cho rằng nên cân nhắc việc thêm aspirin vào các biện pháp bảo vệ người có nguy cơ lây nhiễm HIV ...

chọn
Hiện trạng khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch
Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc được quy hoạch từ năm 1994, có vị trí tại phường An Phú, TP Thủ Đức. Cùng xem hiện trạng dự án này sau 30 năm quy hoạch.