Chó ngao Tây Tạng bị xích quá lâu, sống trong không gian hẹp sẽ rất nguy hiểm

Chó ngao Tây Tạng giống chó khổng lồ và cực kì đắt đỏ, chúng đang được biết đến nhiều hơn ở Việt Nam, tuy nhiên nếu bị xích quá lâu hoặc sống trong không gian hẹp sẽ trở lên rất nguy hiểm kể cả khi đã được rọ mõm.

Chó Ngao Tây Tạng hay Tibetan Mastiff là tên một giống chó đang thu hút rất nhiều lượt tìm kiếm những ngày gần đây và chúng cũng đang là tâm điểm cho những nghiên cứu về tập tính, giống nòi, đặc điểm để tìm hiểu tại sao giống chó này có những thời điểm được phong làm "thần khuyển", "chúa tể thảo nguyên" hay "to hơn chó sói, mạnh hơn báo hoa và nhanh hơn hươu nai".

cho ngao tay tang bi xich qua lau song trong khong gian hep se rat nguy hiem
Chó Ngao Tây Tạng nổi tiếng về sự trung thành và được xem là tổ tiên của rất nhiều giống chó ngao hiện nay.

Nguồn gốc xuất xứ và lịch sử của chó Ngao Tây Tạng

Chó ngao Tây Tạng có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Tây Tạng, trên dãy núi Himalaya có thời tiết quanh năm khắc nghiệt, nhưng cho tới hiện nay vẫn chưa tìm thấy những văn bản lịch sử nào có ghi chép hay dấu tích về sự ra đời của chó ngao Tây Tạng.

Tuy nhiên bằng chứng bằng công nghệ phân tích gen cho thấy, chó ngao Tây Tạng là một trong những giống chó cổ xưa và nguyên thủy nhất còn tồn tại trên thế giới. Chúng xuất hiện cách đây ít nhất 5.000 năm (có thể tới 7.000 năm), thời kỳ những giống chó nhà đầu tiên bắt đầu được phân hóa.

Vào khoảng 1.500 năm trước, Ngao Tạng phân hóa thành 2 loại là Do-Khyi và Tsang-Khyi. Do-Khyi có kích thước vừa phải, thường sống với người dân trong các ngôi làng hoặc rong ruổi trên thảo nguyên cùng những người du mục, giúp canh gác, bảo vệ đàn gia súc, xua đuổi chó sói, hổ và gấu.

Còn Tsang-Khyi có kích thước đồ sộ sơn nhiều, thường sống trong các đền chùa ở Tây Tạng, nơi chúng được coi như linh thú canh gác cho các tu sĩ Phật giáo và các vị Lạt Ma.

cho ngao tay tang bi xich qua lau song trong khong gian hep se rat nguy hiem
Ngao Tạng phân hóa thành 2 loại là Do-Khyi và Tsang-Khyi, Do-Khyi có kích thước vừa phải, thường sống với người dân trong các ngôi làng hoặc rong ruổi trên thảo nguyên cùng những người du mục.

Đến năm 1847, chú chó Ngao Tây Tạng đầu tiên được đưa đến châu Âu bởi Chúa Hardinge, phó vương Ấn Độ, và ngay lập tức gây sốc nặng với những người chứng kiến.

Tầm vóc quá to lớn của chú chó này thực sự gây choáng ngợp, bởi kích thước và sức mạnh đều vượt xa giống chó vĩ đại nhất châu Âu thời bấy giờ là Great Dane. Chú chó này sau đó được tặng cho Nữ hoàng Victoria.

Năm 1974, hoàng tử xứ Wales, người sau này trở thành vua Edward VII tiếp tục nhập khẩu thêm 2 chú chó Ngao Tây Tạng khác vào Anh, bắt đầu thời kỳ Ngao Tây Tạng được nhập khẩu thường xuyên vào châu Âu.

Thế chiến II diễn ra kết thúc thời kỳ phát triển rầm rộ của Ngao Tây Tạng. Mãi cho đến năm 1976 chúng mới được nhập khẩu và nhân giống phổ biến trở lại. Lịch sử tương tự với Ngao Tạng cũng diễn ra trên đất Mỹ.

cho ngao tay tang bi xich qua lau song trong khong gian hep se rat nguy hiem
Ngày nay, những chú ngao Tạng đã bị pha tạp với nhiều giống chó khác để thương mại hóa.

Ngày nay, những chú chó Ngao Tây Tạng thuần chủng tinh khiết gần như chỉ được tìm thấy trong các đền chùa tại cao nguyên Tây Tạng. Những chú Ngao Tạng ngoài cao nguyên đã bị thương mại hóa nhiều và hầu hết bị lai tạp với các giống chó khác, phần là để lai tạo chúng theo hướng hiền đi, nhưng chủ yếu là để tăng số lượng giống chó vốn rất đắt đỏ này.

Đặc điểm nổi bật của chó ngao Tây Tạng

Được biết đến là một trong những giống chó lớn nhất thế giới với chiều cao ít nhất 70cm tính từ vai xuống bàn chân và cân nặng phổ biến từ 60 – 90kg, đặc biệt có những cá thể ngao Tạng được ghi nhận nặng tới 110kg.

Ngao Tạng có bộ lông 2 lớp, rất dày và dài phủ kín cơ thể, giúp chúng thích nghi với thời tiết khắc nghiệt trên vùng cao nguyên lạnh giá. Bộ lông có thể có màu đen, đen-nâu, đen-vàng, đen-trắng, nâu, nâu đỏ, xám hoặc vàng. Lớp lông ở cổ thường dày, dài hơn và thường xù ra giống như bờm sư tử, trông cực kỳ oai phong lẫm liệt.

Thân hình chúng mạnh mẽ, cân đối, dáng đứng oai vệ, các cơ bắp rất phát triển, đặc biệt ở phần vai, ngực, hông và các đùi. Tuy nhiên, ngao Tạng thường chỉ đạt kích thước “khổng lồ” khi được nuôi tại xứ lạnh, còn ở Việt Nam vì thời tiết không tương thích nên ngao Tạng khó đạt được kích thước lớn tối đa.

Đầu chó Ngao Tạng rất lớn, trán và đỉnh đầu phẳng, không có nếp nhăn. Mũi to, miệng rộng và vuông vức, hàm cực khỏe. 2 tai dài và rủ xuống 2 bên má. Cổ chúng rất dày và có cơ bắp phát triển. 4 chân rất lớn, cơ bắp và gân guốc giúp chúng có thể đạt tốc độ cực cao, được miêu tả là “nhanh hơn hươu nai”. Đuôi dài, lông xù và thường cuộn tròn trên lưng.

cho ngao tay tang bi xich qua lau song trong khong gian hep se rat nguy hiem
Đặc biệt có những cá thể ngao Tạng được ghi nhận nặng tới 110kg

Tính cách chó Ngao Tây Tạng

Đức tính đầu tiên và tốt nhất chúng ta nên nhắc tới đó là chúng trung thành tuyệt đối, “chỉ thờ một chủ”, là người nuôi và chăm sóc chúng từ bé, ngao Tây tạng cũng là một giống chó khá bướng bỉnh, khó huấn luyện và khó bảo, đặc biệt chúng được xếp vào hàng các giống chó dữ, cần có biện pháp dạy bảo hợp lý tránh tình trạng chúng tấn công người lạ.

Ngao tạng luôn có tính cảnh giác cao độ và không bao giờ ăn thức ăn của người lạ, chúng cũng sẵn sàng chiến đấu mọi lúc mọi nơi nếu có kẻ xâm nhập hoặc làm hại đến gia đình. Chúng không thích cuộc sống bầy đàn và thường xảy ra hỗn chiến để giành lãnh thổ nếu được nuôi cùng các giống chó lớn khác (trừ khi được nuôi cùng nhau từ nhỏ).

cho ngao tay tang bi xich qua lau song trong khong gian hep se rat nguy hiem
Ngao Tây tạng cũng là một giống chó khá bướng bỉnh, khó huấn luyện và khó bảo, đặc biệt chúng được xếp vào hàng các giống chó dữ.
Cách nuôi chó Ngao Tây Tạng

Rất nhiều người thích dáng vẻ hùng dũng của chó ngao Tây Tạng, nhưng không phải ai cũng dám nuôi loài chó này vì đây là một giống chó cần một người chủ có kinh nghiệm và có thần kinh thép, cũng như diện tích nuôi phải rộng, vì đây là loài chó lao động, chúng thích chạy nhảy và vận động thường xuyên.

Nếu không gian quá hẹp và xích quá lâu, thì rất có thể xích hay những con vật nuôi xung quanh nhà hoặc chú chó nhà hàng xóm sẽ là nạn nhân để chúng xả bớt năng lượng dư thừa.

Thả rông ngao Tạng là rất nguy hiểm, kể cả khi đã được rọ mõm, chúng vẫn có thể gây thương tích với mọi người bởi kích thước lớn, các móng vuốt sắc nhọn và tính hiếu chiến bẩm sinh. Vì vậy cần phải có không gian rộng rãi và biết cách huấn luyện tốt nếu muốn nuôi giống chó này.

Chó ngao Tây Tạng trưởng thành rất chậm, giống cái phải mất đến 3 năm mới bắt đầu sinh sản (có thể mất tới 5 năm), giống đực phải từ 3 – 5 năm mới phát dục và có thể giao phối. Đây cũng là nguyên nhân hạn chế số lượng của giống chó này.

Tuy nhiên chó Tây Tạng ngày nay do được bổ sung một số nguồn gen ngoài, nên thời gian trưởng thành có thể nhanh hơn, khoảng hơn 2 năm. Nếu được chăm sóc tốt, tập thể dục thường xuyên và chế độ dinh dưỡng hợp lý, chó Ngao Tây Tạng có thể sống tới 14 năm.

cho ngao tay tang bi xich qua lau song trong khong gian hep se rat nguy hiem Bé 8 tháng tuổi tử vong vì chó ngao Tây Tạng 40 kg cắn

Sau 2 tiếng cấp cứu vì bị chó ngao Tây Tạng cắn, bé 8 tháng tuổi ở Hà Nội đã tử vong.

cho ngao tay tang bi xich qua lau song trong khong gian hep se rat nguy hiem Tranh nhau mua giống chó vài chục tỷ đồng/con

Tình yêu vô điều kiện bạn nhận được từ những chú cún cưng là vô giá. Nhưng bạn có thể phải có cả núi tiền ...

cho ngao tay tang bi xich qua lau song trong khong gian hep se rat nguy hiem Kinh hoàng với bầy chó ngao Tây Tạng thả rông ở Trung Quốc

Từng một thời được dân nhà giàu ở Trung Quốc săn đón, hàng ngàn con chó ngao Tây Tạng hiện nay phải sống vất vưởng, ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.