'Tây lương nữ quốc' ngoài đời thực - nơi phụ nữ nắm mọi quyền trong tay

Người dân tộc thiểu số Mosuo ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc không coi trọng chuyện kết hôn, mọi quyền hành đều nằm trong tay phụ nữ và họ có thể sở hữu bao nhiêu bạn tình tùy thích.
tay luong nu quoc ngoai doi thuc noi phu nu nam moi quyen trong tay Những phong tục làm đẹp kỳ quái trên thế giới
tay luong nu quoc ngoai doi thuc noi phu nu nam moi quyen trong tay Đàn ông châu Phi phải thi sắc đẹp mới lấy được vợ
tay luong nu quoc ngoai doi thuc noi phu nu nam moi quyen trong tay
Một người phụ nữ của bộ tộc Mosuo. Ảnh: Getty

Hãy thử hình dung một xã hội không có những ông bố đúng nghĩa, không có những buổi hôn lễ và cũng chẳng có chuyện ly hôn, nơi gia đình hạt nhân (có cha, mẹ và con) không tồn tại và vị trí trang trọng nhất trên bàn ăn thuộc về người phụ nữ lớn tuổi nhất. Trong khi đó, đàn ông không có vai trò nào khác ngoài duy trì nòi giống và góp phần nhỏ trong việc nuôi dạy con cái.

Đó là cuộc sống của cộng đồng bộ tộc cổ xưa Mosuo của Tây Tạng. Người dân Mosuo sinh sống ở một thung lung lũng tươi đẹp thuộc tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc, dưới những chân đồi xa của dãy Himalaya. Tại cộng đồng Mosuo, phụ nữ được đối xử ngang hàng, thậm chí có nhiều đặc quyền hơn so với nam giới. Cả đàn ông và phụ nữ Mosuo đều được phép có bao nhiêu bạn tình tùy ý mà không sợ bị phán xét. Họ cũng có thể mở rộng quy mô gia đình và đặc biệt đề cao vai trò người lớn tuổi.

"Bà chúa gia đình"

Năm 2006, luật sư Choo Waihong quyết định nghỉ việc để tới Trung Quốc, quê tổ của bà, để tìm hiểm về bộ tộc Mosuo. Người dân Mosuo sống ở các ngôi làng nằm quanh một ngọn núi và hồ Lugu.

"Tôi trường thành ở thế giới nơi nam giới là những ông chủ. Cha tôi và tôi phải đấu tranh rất nhiều. Ông ấy sinh ra trong một cộng đồng người Hoa có quan điểm gia trưởng ở Singapore. Các quy tắc thường có lợi cho nam giới. Tôi là một nhà nữ quyền và có lẽ chỉ ở Mosuo, phụ nữ mới là trung tâm của xã hội", bà nói.

Với tính cách gần gũi và hòa đồng, Waihong không mất nhiều thời gian làm quen với người dân Mosuo. Bà nhận thấy trẻ em của bộ tộc này chỉ thuộc về mẹ của họ. Cha của các em sống dưới mái nhà do phụ nữ nắm quyền. Trẻ em Mosuo lớn lên trong vòng tay chăm sóc của mẹ, bà, dì và cô.

Theo Waihong, trong mắt người ngoài, bộ tộc Mosuo bị “lên án” khi vẫn duy trì kiểu xã hội mẫu hệ. Tại đây, trẻ em được sinh ra từ mối quan hệ giữa những trai gái không kết hôn hợp pháp, điều vốn không nhận được sự đồng tình từ xã hội Trung Quốc. Nhưng đối với người Mosuo, kết hôn là chuyện “không thể tưởng tượng” và một đứa trẻ “không có bố” đơn giản là bởi xã hội không đề cao vai trò của người làm cha.

Đàn ông và phụ nữ ở Mosuo duy trì tập tục zou hun (hôn nhân đi bộ), nhắc tới việc nam giới thường tới nhà của “đối tác” vào ban đêm rồi về nhà vào sáng hôm sau. Khi thấy một chiếc mũ của nam giới treo ở cửa, những người đàn ông không khác sẽ hiểu rằng họ không được phép vào trong nhà của người phụ nữ kia. Cuộc gặp gỡ vào ban đêm giữa hai người tới những lần gặp thường xuyên hơn giữa họ có thể kết thúc khi người phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, cặp đôi sẽ không bao giờ dọn về sống chung với nhau và cũng chẳng ai nói đồng ý kết hôn với người kia.

Tại Mosuo, phụ nữ sở hữu và thừa kế tài sản, làm mọi công việc nhà từ trồng trọt, lau dọn và nuôi dạy trẻ. Nam giới thường làm những công việc liên quan tới sức mạnh cơ bắp như cày cuốc, xây dựng, sửa chữa nhà cửa, giết mổ động vật và góp ý kiến cho những vấn đề lớn của gia đình, dù quyết định cuối cùng vẫn là do nữ chủ nhân của gia đình đưa ra. Trên thực tế, ngoài những người bác lớn tuổi, thường được xếp vị trí thứ hai trong gia đình, những người cô trẻ tuổi hơn có ảnh hưởng nhất với lũ trẻ.

Vài tháng sau chuyến đi đầu tiên tới Mosuo, Waihong trở lại hồ Lugu. Những chuyến thă diễn ra thường xuyên hơn. Bà trở thành “người mẹ lớn” của Ladzu và em trai Nongbu. Bác của Ladzu, Zhaxi, một diễn viên địa phương đồng thời là một doanh nhân thành công, thậm chí còn muốn xây cho bà Waihong một căn nhà.

Không coi trọng việc kết hôn

tay luong nu quoc ngoai doi thuc noi phu nu nam moi quyen trong tay
Choo Waihong chụp hình cùng một phụ nữ là chủ gia đình bộ tộc Mosuo. Ảnh: Guardian

Với quan niệm không quan trọng việc kết hôn, lý do duy nhất để nam và nữ giới bộ tộc này xây dựng quan hệ là tình yêu hoặc cảm giác thú vị khi là người đồng hành của nhau. Là người phụ nữ chưa lập gia đình trong một cộng đồng không coi trọng chuyện kết hôn, bà Waihong cảm thấy thoải mái vì điều này.

“Về cơ bản, tất cả phụ nũ Mosuo đều độc thân. Nhưng tôi bị coi là một người kỳ quặc vì không xuất thân từ đây và sống một mình. Tôi nhận được nhiều lời mời ăn tối, những người bạn thường muốn tôi tìm được một người yêu tốt trong số những người Mosuo", bà nói.

Trong cuộc sống mà nữ giới được đề cao, nhiều phụ nữ Mosuo coi việc trở thành người trung tâm của gia đình mới là mục tiêu cuộc sống.

"Bạn được coi là một người trưởng thành khi trở thành mẹ. Vậy chuyện gì xảy ra nếu một phụ nữ không muốn có con?”, bà Waihong đặt câu hỏi.

Waihong cũng tò mò muốn biết chuyện gì xảy ra nếu những người phụ nữ ở Mosuo không thể có con hoặc chỉ có thể đẻ con trai. “Họ sẽ nhận nuôi một đứa trẻ, có thể từ một gia đình Mosuo không có quan hệ họ hàng hoặc thông thường là từ chính những người em của mẹ”, Waihong giải thích.

Trong con mắt người phương Tây, quan điểm trên của tộc người Mosuo bị coi là cổ hủ, bởi việc giải phóng người phụ nữ khỏi hôn nhân nhưng lại cho phép họ tự do quan hệ tình dục không phải dấu hiệu của một xã hội tiến bộ.

Tuy nhiên giờ đây, quan niệm của những người Mosuo đang dần thay đổi. Ladzu và bạn bè vẫn sống dưới chế độ mẫu hệ nhưng đã thay đổi cách sống bằng việc kết hôn với một nam giới người Hán. Ladzu vẫn sống ở hồ Lugu, nhưng với gia đình nhỏ của cô, gồm chồng và con trai mới sinh. Những người trẻ Mosuo thực sự đang chọn cho mình con đường khác so với cha mẹ của họ hay chính truyền thống lâu đời của bộ tộc.

chọn
ĐHĐCĐ Đạt Phương: Luật mới sẽ không tác động nhiều đến thị trường bất động sản, vụ Tập đoàn Thuận An không ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Chủ tịch Đạt Phương cho biết, doanh nghiệp có liên danh với Tập đoàn Thuận An và nhiều nhà thầu khác tại hai dự án xây dựng. Về bản chất, mỗi nhà thầu độc lập với nhau, Đạt Phương ký hợp đồng độc lập với chủ đầu tư và khẳng định không liên quan gì đến Thuận An.