Magdalena Carmen Frida Kahlo Calderon sinh tại La Casa Azul (Ngôi nhà xanh) ở Coyoacan, một thị trấn ở ngoại ô thành phố Mexico vào năm 1907. Cha cô, Wilhelm Kahlo là người gốc Đức. Ông chuyển đến Mexico từ khi còn nhỏ và đây là nơi ở trong suốt quãng đời còn lại của mình. Tại đây, ông tiếp quản công việc kinh doanh nhiếp ảnh của gia đình vợ. Mẹ của Kahlo - Matilde Calderon y Gonzalez mang hai dòng máu Tây Ban Nha và Ấn Độ. Do đó, cách nuôi dạy các con cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Bốn chị em Frida được mẹ giáo dục trong một gia đình nghiêm ngặt và tôn giáo. La Casa Azul không chỉ là ngôi nhà thời thơ ấu của Kahlo, mà còn là nơi bà sinh sống và làm việc từ năm 1939 cho đến khi qua đời. Sau này ngôi nhà được mở như một Bảo tàng Quốc gia dành riêng cho Kahlo. |
Là một trong những nghệ sĩ tiêu biểu nhất của thế kỷ 20, cuộc đời của Frida Kahlo từng được chuyển thể thành phim và nhận giải Oscar tại các hạng mục: Best Makeup (hóa trang xuất sắc nhất) và Best Original Score (kịch bản gốc xuất sắc nhất) vào năm 2003.
Nữ diễn viên Salma Hayek trong vai Frida Kahlo được đề cử cho hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Oscar 2003. (Ảnh: Mymodernmet) |
Các tác phẩm hội họa của Frida Kahlo đều được lấy cảm hứng từ chính cuộc đời của bà. Những bức tranh mà nữ họa sĩ vẽ mang tính cá nhân sâu sắc, phản ánh thế giới nội tâm chứa đựng nhiều sự biến động.
Những bức tranh nổi tiếng nhất của bà dường như xoay quanh hai sự kiện lớn trong cuộc đời là vụ li hôn đầy đau thương và vụ tai nạn khi Frida Kahlo còn ở tuổi niên thiếu.
Để tìm hiểu rõ hơn về người phụ nữ này, cùng điểm qua 8 sự kiện nổi bật:
Chân dung Frida Kahlo. (Ảnh: Mymodernmet) |
Tự vẽ chân dung của bản thân
Trong quãng sự nghiệp hội họa, Kahlo đã vẽ 55 bức chân dung, bao gồm cả Self-Portrait với Thorn Necklace và Hummingbird. Ngày nay, tác phẩm này vẫn là một trong những bức chân dung tự vẽ được công nhận rộng rãi nhất.
Kahlo hoàn thành tác phẩm này vào năm 1940 - một năm kể từ sau vụ li dị đầy hỗn loạn. Ở thời điểm đó, Self-Portrait với Thorn Necklane và Hummingbird được cho là một tác phẩm phản ánh chân thực cảm xúc của nữ họa sĩ khi li hôn với chồng.
"Tôi tự vẽ chân dung của chính mình bởi vì sự cô đơn. Tôi biết rõ bản thân mình là người như thế nào", Frida Kahlo chia sẻ.
Trong số 143 tác phẩm của bà, có tới 55 bức chân dung tự họa. Có lẽ điều này là dễ hiểu bởi đó là khoảng thời gian bà dành cho riêng mình trong thời gian điều trị tâm lí. (Ảnh: Mymodernmet) |
Nói dối tuổi tác
Vào năm 6 tuổi, Frida mắc chứng bại liệt khiến bà buộc phải nghỉ học. Sau khi quay trở lại, bà gia nhập trường Quốc gia ưu tú vào năm 1922. Để thể hiện sự cam kết và chân thành của mình đối với nền văn hóa Mexico, bà đã che giấu sự thật và khai bớt ba tuổi so với tuổi thực tế.
Kể từ đó, trong suốt quãng đời còn lại, bà luôn nói rằng mình sinh ngày 7/7/1910 – năm bắt đầu cuộc cách mạng Mexico (thực tế Kahlo sinh năm 1907).
Ảnh chụp Frida Kahlo lúc 5 tuổi. (Ảnh: Mymodernmet) |
Bệnh bại liệt đã khiến chân phải của Frida Kahlo ngắn và nhỏ hơn so với chân trái. Đó là lí do tại sao bà thường mặc váy dài để che giấu đi khuyết điểm này. (Ảnh: Mymodernmet) |
Ước mơ làm bác sĩ
Ngày còn nhỏ, Kahlo mơ ước trở thành bác sĩ. Đối với bà, nghệ thuật chỉ là một sở thích phụ được nuôi dưỡng bởi người cha là một nhiếp ảnh gia. Tuy nhiên, giấc mơ làm bác sĩ kết thúc ở tuổi 18. Khi đó, Kahlo và bạn trai bị tai nạn khiến bà phải nhập viện suốt hàng tháng ròng.
Vụ tai nạn đã khiến Kahlo phải sống trong đau đớn đầy ám ảnh. Bà thường xuyên phải phẫu thuật để cải thiện những chấn thương ở cột sống. Cũng chính trong khoảng thời gian này, bố của Frida Kahlo đã tự chế tạo ra những khung vẽ đặc biệt để giúp con gái có thể nằm vẽ ngay trên giường bệnh. Kể từ đó, Kahlo bén duyên với nghệ thuật một cách tự nhiên.
Vụ tai nạn thảm khốc khiến Frida Kahlo luôn bị ám ảnh và thường phải phẫu thuật chữa trị khung xương chậu. (Ảnh: Macaulay) |
Xuất hiện trên tạp chí
Một vài nguồn tin cho rằng, Kahlo từng xuất hiện trên trang bìa Vogue Paris vào năm 1939, nhưng trên thực tế là vào năm 1937. Còn hình ảnh trên tờ bìa năm 1939 là do một người mẫu hóa thân thành bà.
Trong số phát hành vào tháng 10/1937 của American Voue, Kahlo được gọi với cái tên “Senoras Mexico”.
Frida Kahlo trong bài viết của tạp chí Vogue Mỹ 1937, bà đứng bên cạnh nhà máy Agave cho buổi chụp hình Vogue. (Ảnh: Toni Frissel) |
Từng bị nghi là thủ phạm giết người
Frida Kahlo và chồng của mình - họa sĩ Diego Rivera đều là những thành kì cựu của Đảng Cộng sản Mexico.
Năm 1937, hai vợ chồng Frida Kahlo đệ đơn lên chính phủ Mexico cho phép nhà lãnh đạo Xô Viết Leon Trotsky được đi tị nạn.
Vợ chồng Leon Trotsky sống chung nhà với Frida Kahlo trong vài năm. Chính trong khoảng thời gian này, Trotsky và Kahlo đã nảy sinh tình cảm và vụng trộm với nhau trong một thời gian ngắn. Có lẽ đây cũng là lí do khiến Diego Rivera lăng nhăng với em gái của Frida Kahlo để trả thù vợ mình.
Năm 1940, vụ ám sát Leon Trotsky khiến Frida Kahlo và em gái của mình trở thành nghi phạm. Sau hai ngày bị giam giữ, chị em Frida Kahlo được trả tự do và hung thủ thật sự đã bị bắt.
Frida Kahlo và chồng là Diego Rivera. (Ảnh: SFGate) |
Frida Kahlo đến buổi triển lãm của mình bằng xe cứu thương
Sức khỏe của Frida Kahlo ngày một yếu và gần như dành phần đời còn lại ở trong bệnh viện, bà thường xuyên phải sử dụng nạng và xe lăn để di chuyển. Dẫu vậy, Frida Kahlo vẫn bỏ thời gian và công sức cho hội họa.
Vào tháng 4/1953, buổi triển lãm cá nhân đầu tiên của bà tại Galería Arte Contemporaneo, Mexico được diễn ra. Thế nhưng, vào thời điểm đó, Kahlo đang nằm viện và được chẩn đoán không có khả năng tham dự.
Cuối cùng, bà vẫn tới bằng xe cứu thương của bệnh viện. Giường bệnh cũng được đưa tới đây và đặt trong phòng tranh để bà vừa nghỉ ngơi vừa tham gia buổi triển lãm đầu tiên của mình.
Chỉ vài tháng sau, chân phải của bà bị cắt bỏ đến đầu gối do bị hoại tử. Một năm sau buổi triển lãm, Frida Kahlo đã qua đời (năm 1954).
Frida Kahlo chụp ảnh sau một ca phẫu thuật. (Ảnh: Mymodernmet) |
Những kỉ lục trong cuộc đời nghệ thuật của Frida Kahlo
Năm 1939, bức tranh The Frame của Frida Kahlo được treo tại viện bảo tàng Louvre. Bà trở thành nghệ sĩ Mexico đầu tiên của thế kỉ 20 có tác phẩm góp mặt trong bộ sưu tầm tranh quốc tế. Bức chân dung tự họa năm 1938 hiện đang được trưng bày tại Trung tâm Pompidou ở Paris (Pháp) như một phần của Musée National d'Art Moderne.
Bức tranh The Frame. (Ảnh: Pinterest) |
Nhưng đó không phải là kỉ lục duy nhất mà Frida đạt được. Bức tranh đầu tiên của bà có tên The Tree of Hope Stands Firm (1944) được bán tại cuộc đấu giá ở Sotheby vào năm 1977 với số tiền 19.000USD (khoảng hơn 443 tỉ đồng).
Bức tranh Tree Of Hope Stands Firm, 1939. (Ảnh: Pinterest) |
Vào năm 1984, hầu hết các tác phẩm của bà đã được công nhận là một phần di sản văn hóa quốc gia của Mexico. Điều này khiến tranh của bà hiếm khi xuất hiện trong các buổi đấu giá quốc tế.
Bà là nghệ sĩ Mỹ Latinh đầu tiên bán đấu giá với giá hơn 1 triệu đô la với tác phẩm Diego và tôi vào năm 1990. Sự nghiệp của bà lúc này tiếp tục "thăng hoa" khi bức vẽ Two Lovers in a Forest được bán với giá 8 triệu đô la trong năm 2016.
Bức tranh Diego And I được vẽ vào năm 1949. (Ảnh: Pinterest) |
Bức tranh Two Lovers In A Forest còn có tên khác là Two Nudes In A Forest, được vẽ vào năm 1939. (Ảnh: Fridakahlo) |
Bức tranh The Two Fridas, năm 1939. (Ảnh: Mymodernmet) |
Những kỉ lục này đã chứng minh tài năng hội họa thực thụ của Kahlo. Thế nhưng lúc sinh thời, bà lại thường được người ta gọi là "vợ của Diego Rivera" chứ không hề được nhắc đến bằng chính tài năng của mình.
Biểu tượng của nữ quyền, tinh thần Mexico và LGBT
Vào những năm 1970, các học giả cho rằng thật bất công nếu sách lịch sử chỉ đề cập các nữ nghệ sĩ phương Tây mà quên đi những khu vực khác trên thế giới. Kể từ đó, tên tuổi của Frida Kahlo được biết đến và lan truyền rộng rãi như biểu tượng nữ quyền.
Frida là người lưỡng tính. Bà cũng là người cởi mở với vấn đề tình dục vào thời điểm đó. Những bộ trang phục phi giới tính đã góp phần khiến nữ nghệ sĩ trở thành biểu tượng trong cộng đồng LGBT. Không dừng ở đó, tinh thần và lòng kiêu hãnh đậm chất Mexico của Frida Kahlo còn tạo ra hiện tượng “Fridamania” (đây là một hiện tượng khuyến khích người dân Mexico hãy giữ vững bản sắc dân tộc).
Frida Kahlo che giấu việc mình là một bisexual (người lưỡng tính), kể cả với chồng bà. (Ảnh: Mymodernmet) |
"Đầu thế kỉ 20, Frida là một hiện tượng nổi bật được nhiều người hâm mộ. Bà là hiện thân của những hi vọng của nhóm người theo tôn giáo", nhà sử học nghệ thuật Oriana Baddeley chia sẻ.
XEM THÊM
Mr. Đàm, Lệ Quyên kí tên lên tranh đấu giá từ thiện: Họa sĩ có thể khởi kiện
Luật Sở hữu trí tuệ quy định, hành vi chỉ coi là hành vi xâm phạm nếu việc “sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc ... |
Giới hoạ sĩ lên tiếng vụ kí vào tranh: 'Thiếu kiến thức cơ bản khi ứng xử với một tác phẩm hội hoạ'
Giữa lùm xùm vụ việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên, Vũ Hà kí vào tranh của hoạ sĩ Hứa Thanh Bình, hoạ sĩ ... |
Họa sĩ Banksy không phá hủy bức tranh 32 tỉ đồng
Theo thông báo của Hãng đấu giá Sotheby’s, bức tranh Girl with Balloon 'không bị họa sĩ Banksy phá hủy' khi vừa được bán đấu ... |
Hình ảnh thú vị về học sinh thế kỷ trước qua góc nhìn hoạ sĩ
Khung cảnh tới trường và các tiết học được nhiều họa sĩ tái hiện qua từng nét vẽ, tạo nên bức tranh đáng yêu về ... |