Theo báo điện tử VOV, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từ Bangkok (Thái Lan) về Việt Nam qua Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. Chiều 28/10 Thiền sư Thích Nhất Hạnh về đến chùa Từ Hiếu trong sự chào đón của tăng ni, phật tử quê nhà.
Ngày 30/10, sư thầy Thích Từ Đạo, Giám tự Tổ đình Từ Hiếu (TP Huế, Thừa Thiên Huế), chia sẻ với phóng viên báo điện tử Zing.vn cho biết, trong lần trở về Việt Nam này, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xin cư ngụ tại Tổ đình Từ Hiếu để tịnh dưỡng từ đây cho đến khi viên tịch.
Chính điện của chùa, nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh và các tăng ni, Phật tử lễ Phật. (Ảnh: PĐ/Lao động). |
Theo giải thích của sư thầy Thích Từ Đạo, sở dĩ thiền sư Thích Nhất Hạnh chọn ngôi chùa này để tịnh dưỡng bởi đây là chùa mà ngài đã xuất gia tu hành lúc thiếu thời.
Theo đó, ngôi chùa này được mệnh danh là "cổ tự độc đáo bậc nhất xứ Huế", đây cũng là ngôi chùa gắn liền với câu chuyện về tấm lòng hiếu đạo của người con với mẹ già và là ngôi chùa độc nhất hiện là nơi an nghỉ của các quan thái giám dưới triều đại nhà Nguyễn.
Chùa Từ Hiếu nằm khuất trong một rừng thông trên một vùng đồi của phường Thủy Xuân. Khuôn viên chùa rộng chừng 8 mẫu, phía trước có khe nước uốn quanh, phong cảnh thơ mộng.
Theo báo Tổ Quốc, chùa Từ Hiếu ban đầu chỉ là một thảo am với tên gọi là am An Dưỡng do Tổ sư Nhất Định lập nên. Ngài nguyên là tăng cang của chùa Giác Hoàng trong cung, sau cáo lão về rừng để nuôi dưỡng mẹ già và tu hành thanh tịnh tại đây.
Tương truyền vì mẹ già ốm nặng, phải bồi dưỡng nhiều đồ ăn bổ dưỡng để lại sức nên ngày ngày vị sư phải chống gậy vượt đoạn đường hơn 5 km đi tìm cá tươi về nấu cháo cho mẹ.
Người đời thấy vậy nên đã buông lời đàm tiếu, cho rằng hòa thượng nhưng lại ăn mặn. Tuy vậy, vì hiếu lễ, ngài vẫn bỏ ngoài tai những lời đó để tận tâm chăm sóc cho mẹ.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh. (Ảnh: VnExpress). |
Chuyện đồn đến tận tai vua Tự Đức, nhà vua bèn cho người tìm hiểu mới hay thiền sư ngày ngày nấu đồ bổ dưỡng cho mẹ còn mình vẫn duy trì cuộc sống chay tịnh, một tâm tu hành.
Nghe vậy, nhà vua cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của vị thiền sư nên vào năm 1848, một năm sau ngày thiền sư Nhất Định viên tịch, nhà vua đã cho mở rộng xây dựng mở rộng am thành chùa và đặt tên cho nơi đó thành “Từ Hiếu tự”.
Câu chuyện của thiền sư Nhất Định đã khiến nhiều người liên tưởng đến bài thơ về chữ "Hiếu" của Lý Văn Phức - một vị quan dưới thời Gia Long:
Người tai mắt đứng trong trời đất.
Ai là không cha mẹ sinh thành.
Gương treo đất nghĩa trời kinh.
Ở sao cho xứng chút tình làm con.
Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết.
Thì suy ra trăm nết đều nên…
Với câu chuyện cảm động trên, chùa Từ Hiếu đã trở thành một biểu tượng của lòng đạo hiếu trong suốt nhiều thế kỉ qua.
Hàng năm, cứ mỗi dịp Vu Lan về, các Phật tử lại đến chùa làm lễ và cài lên áo những bông hoa hồng để thể hiện lòng hiếu thảo của mình.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh và cuốn sách "Bông hồng cài áo". |
Cũng theo lời giải thích của nhóm tác giả trên báo Tổ Quốc, ngôi chùa này chính là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh trụ trì và đặt nền móng khai sinh ra tục “bông hồng cài áo”.
Ngoài điển tích về sự hiếu thảo, chùa Từ Hiếu còn nổi tiếng với một nét độc nhất vô nhị: Nghĩa trang thái giám.
Chuyện bắt đầu vào năm 1843, ngay khi sư Nhất Định mới lập Thảo Am An Dưỡng. Lúc đó, quan thái giám Châu Phước Năng đã đứng ra quyên tiền góp từ các thái giám khác trong cung để cùng trùng tu am này.
Việc làm này sau đó đã được vua Tự Đức chấp thuận. Vì có sự đóng góp xây dựng chùa nên sau khi chết, các thái giám được chôn cất ở một ngọn đồi nhỏ nằm cạnh chùa Từ Hiếu. Vốn không có ngươi hương khói sau khi mất, những thái giám này xem cửa Phật chính là nơi thờ tự lâu dài. Ngôi chùa này vì thế cũng có tên gọi khác là chùa thái giám.
Khu nghĩa trang gồm hơn 20 ngôi mộ của các thái giám cách chính điện khoảng 50 m. Hiện nay, hơn 20 ngôi mộ này vẫn được hương khói, chăm sóc cẩn thận.
Đại đức Thích Từ Hải, một người tu hành lâu năm tại chùa Từ Hiếu chia sẻ với PV báo Tổ Quốc và cho biết:
“Ngày trước nơi chôn cất của các vị thái giám ít người biết đến nên quanh năm thường hoang vu lạnh lẽo. Hằng năm cứ đến đầu tháng 11 âm lịch, chùa lại tổ chức cúng viếng cho các vị thái giám. Gần đây, nhiều người đã quan tâm hơn đến những phần mộ này. Nhiều người xót thương cho số phận những vị thái giám nên khi tới chùa cũng đến thắp hương tỏ lòng thương cảm”.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926 tại Thừa - Thiên Huế, là nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và là nhà sư nổi tiếng của Phật giáo thế giới. Với những hoạt động không ngừng nghỉ, thiền sư Thích Nhất Hạnh trở thành nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây, chỉ sau Đạt Lai Lạt Ma, theo đánh giá của các hãng tin nước ngoài. |
Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ ở lại Việt Nam đến cuối đời
Ngày 28/10/2018, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đặt chân đến Huế. Lúc 15 giờ 20, Thầy đến chùa Từ Hiếu. Theo nguồn tin riêng, ... |
Thiền sư Thích Nhất Hạnh với 7 bài học sâu sắc giúp con người thay đổi và hạnh phúc
Sau nhiều năm tu tập, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đúc rút được những bài học sâu sắc dưới đây. Thực hiện theo 7 ... |
Trailer phim về thiền sư Thích Nhất Hạnh thu hút tuần qua
Ra mắt từ ngày 1/3, phim "Walk with Me" gây chú ý với khán giả Việt khi khắc họa cuộc sống ở Làng Mai và ... |
Giây phút ngồi với người thương yêu rất mầu nhiệm, làm thế nào giúp cho giây phút đó kéo dài?
"Thì giờ ngồi cạnh người yêu là thì giờ vô cùng quý giá. Phải bảo vệ thời gian đó. Thời gian đó rất là nuôi ... |