Chuyện 'cười ra nước mắt' ở nơi nhiều thiếu nữ lấy chồng từ 'thủa 15'

Nhiều thiếu nữ dù chỉ mới 15, 16 tuổi những đã "con bồng, con bế" khiến "cái nghèo" luôn bủa vây cuộc sống của họ.

Nghỉ học đòi bố mẹ cho cưới chồng

Chúng tôi về thăm buôn Ea Kjoh B (xã Edrông, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) vào một ngày giữa tháng 5. Cuộc sống nơi đây vẫn còn nghèo đói, người dân chủ yếu chỉ sống nhờ vào những luống khoai, rẫy sắn.

Cuộc sống khó khăn đã ảnh hưởng tới việc tiếp cận kiến thức văn hóa tiên tiến của người dân. Nhiều trẻ em nơi đây không được đi học mà phải phụ giúp gia đình làm việc nhà hoặc lên nương rẫy.

Chính vì hạn chế về kiến thức nên nhiều thanh thiếu niên kết hôn khi tuổi còn rất trẻ.

Em H’Trĩn Kriêng (SN 2000) chưa đủ tuổi vị thành niên nhưng đã lập gia đình được hơn một năm nay. Cưới sớm, kinh tế gia đình khó khăn nên cuộc sống của H’Trĩn càng thêm khốn khó.

Ngày ngày, hai vợ chồng H’Trĩn phải làm thuê, cuốc mướn và nương nhờ vào gia đình bố mẹ hai bên mới đủ miếng cơm manh áo.

chuyen cuoi ra nuoc mat o noi nhieu thieu nu lay chong tu thua 15
H’Yưn Ksơr chỉ mới 16 tuổi, nhưng đã lấy chồng được hơn 1 năm nay. Giờ đây, con của vợ chồng H’Yưn Ksơr cũng đã được vài tháng tuổi. Ảnh: Trang Anh

Được biết, chỉ vừa mới học xong lớn 9, H’Trĩn đã nghỉ học và đòi bố mẹ cho cưới chồng. Mặc dù gia đình và họ hàng ngăn cản, nhưng H’Trĩn một mực bắt bố mẹ cưới cho bằng được. Không khuyên nhủ được con gái nên bố mẹ H’Trĩn đành gả con khi con chỉ mới 15 tuổi.

Tương tự như trường hợp của em H’Trĩn, em H’Li Ti Mlô chỉ mới sinh năm 2002 nhưng đã lập gia đình gần nửa năm nay. Chồng của em là Y Tiên Mlô cũng chỉ mới 18 tuổi. Từ ngày cưới nhau về, khó khăn cứ chồng chất lên cuộc sống của hai vợ chồng.

Ông Y Nôh Niê (SN 1977, bố của H’Li Ti) cho hay, H’Li Ti là con thứ hai trong gia đình. Cuộc sống của gia đình tuy không khá giả, nhưng hai vợ chồng ông vẫn tích góp, dành dụm tiền để lo cho con cái ăn học.

“Gia đình tôi tuy nghèo nhưng vẫn lo cho con ăn học được, nhưng con không nghe. Sau khi học xong lớp 8, con về và nằng nặc đòi bố mẹ cho cưới chồng. Bản thân tôi không muốn con gái cưới chồng ở độ tuổi sớm như vậy đâu. Nhưng khuyên nhủ mãi rồi, con không chịu nghe nên đành lòng cho cưới”, ông Y Nôh Niê chia sẻ.

Mặc dù tổ chức đám cưới cho con, nhưng do con gái chưa đủ tuổi kết hôn nên ông Y Nôh Niê không thể dẫn hai vợ chồng con đến chính quyền đăng kí kết hôn. Gia đình ông cũng chỉ tổ chức cưới nhỏ cho con, mời những người thân trong họ hàng, chứ không làm lớn vì sợ mọi người dèm pha.

Sau khi cưới nhau về, vợ chồng em H’Li Ti cùng bố mẹ sống chung dưới căn nhà nhỏ chật hẹp. Cả gia đình trông chờ mấy sào ruộng nên cuộc sống luôn trong tình trạng bấp bênh.

Vợ chồng thiếu ăn thì xin bố mẹ

chuyen cuoi ra nuoc mat o noi nhieu thieu nu lay chong tu thua 15
Thôn Giang Đông cũng có nhiều trường hợp tảo hôn và sinh đông con. Ảnh: Trang Anh.

Dưới căn nhà gỗ nhỏ, nắng len lỏi khắp các khe gỗ, em H’Yưn Ksơr địu con trên lưng đi vòng quanh nhà để con không khóc. Nhìn quanh nhà em, chúng tôi không thấy có gì giá trị ngoài chiếc tivi cũ kĩ. Khi chúng tôi hỏi em, sao không học nữa mà lấy chồng sớm thế, em chỉ mỉm cười rồi lắc đầu.

Được biết, H’Yưn Ksơr sinh năm 2001 nhưng đã lấy chồng được hơn 1 năm nay. Hiện này, con của vợ chồng H’Yưn Ksơr cũng đã được vài tháng tuổi.

Vì nghèo khó nên hai vợ chồng không có điều kiện ra ở riêng mà phải sống chung với bố mẹ. Hàng ngày, chồng H’Yưn Ksơr vẫn đi làm thuê để có tiền mua thức ăn cho gia đình và sữa cho đứa con nhỏ. Những lúc thiếu thốn, vợ chồng H’Yưn Ksơr đành phải xin thêm lương thực, đồ ăn từ bố mẹ.

H’Yưn Ksơr vốn gầy guộc vì cuộc sống nghèo khó. Giờ đây, em lại phải gồng gánh nuôi con nhỏ khiến ai nấy nhìn vào đều xót xa và thương cho sự bồng bột của các em.

Tình trạng tảo hôn không chỉ diễn ra ở xã Edrông mà còn diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực khác. Cùng với tảo hôn, việc sinh đông con cũng là nguyên nhân khiến cái nghèo cứ bám lấy nhiều hộ gia đình.

Điển hình, gia đình ông Hờ Nhà Duy (SN 1964, thôn Giang Đông, xã Ea Đah, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) có đến 9 người con, người con lớn nhất học lớp 9, con nhỏ nhất chỉ mới 5 tháng tuổi. Cả gia đình hơn 10 người của ông Hờ Nhà Duy cùng chung sống dưới căn nhà ván xập xệ, cũ kĩ.

Cuộc sống của cả nhà chỉ trông chờ vào ít khoai, sắn trên nương rẫy. Hàng ngày, khi người lớn đi làm nương rẫy, những đứa trẻ nheo nhóc phải tự chăm sóc cho nhau.

chuyen cuoi ra nuoc mat o noi nhieu thieu nu lay chong tu thua 15
Nhiều trẻ em tự chăm sóc mình khi bố mẹ vắng nhà. Ảnh: Trang Anh.

Trao đổi với chúng tôi, bà H’BLỗn Niê Kriêng, Chủ tịch UBND xã Edrông cho hay, cả xã có khoảng 2500 hộ dân, nhưng có đến 15% đói nghèo. Đồng bào dân tộc Ê Đê ở đây chiếm đến 70%, đông nhất so với các xã trên thị xã Buôn Hồ.

Trình độ dân trí của người dân thấp, người dân không biết áp dụng khoa học kĩ thuật để phát triển kinh tế mà chủ yếu là kinh tế tự phát.

Về nạn tảo hôn ở các thôn buôn trên địa bàn, bà H’ BLỗn cho biết, tình trạng này đã diễn ra được gần 1-2 năm nay, nhưng trong năm 2017 nạn tảo hôn bùng nổ mạnh và có nhiều diễn biến phức tạp khiến chính quyền khó quản lí.

“Do trẻ em ít được học hành, lại tiếp cận nhiều thông tin không tốt trên mạng xã hội nên dẫn đến kết hôn sớm. Các em chủ yếu kết hôn ở lứa tuổi 17 nên không đến chính quyền đăng kí kết hôn.

Đến khi lên làm giấy khai sinh cho con thì có em nói 'không có chồng' vì sợ bị hỏi chuyện lấy chồng sớm, chưa đăng ký kết hôn mà lại có con. Khi đó, chúng tôi lại giải thích và làm các thủ tục theo quy định pháp luật," bà H’ BLỗn cho biết.

Cũng theo bà H’ BLỗn, nạn tảo hôn là là một trong những vấn đề nhức nhối đối với chính quyền địa phương trong nhiều năm nay. UBND xã vẫn thường xuyên chỉ đạo các thôn buôn tích cực tuyên truyền, đồng thời rà soát để có biện pháp xử lí.

chuyen cuoi ra nuoc mat o noi nhieu thieu nu lay chong tu thua 15 Tâm sự ứa nước mắt của cặp vợ chồng nghèo phải cho đi đứa con một ngày tuổi
chuyen cuoi ra nuoc mat o noi nhieu thieu nu lay chong tu thua 15 Xót xa những phận người đến chết vẫn chưa thoát khổ
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.