TS Vũ Thu Hương hướng dẫn học sinh thoát khỏi sự khống chế của kẻ xấu trong tình huống giả định (Ảnh: Nhật Cường). |
Chiều 14/3, tại Trường Tiểu học An Hưng (Hà Đông, Hà Nội) đã diễn ra chương trình “Giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em”. Người chủ giảng là TS Vũ Thu Hương – Giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Khi bị khống chế cần bình tĩnh
Tại buổi chia sẻ, TS Thu Hương nhấn mạnh thực trạng các vụ xâm hại trẻ em đang có những diễn biến rất phức tạp. Các bậc phụ huynh, nhà trường và chính các em cần trang bị và có các biện chủ động phòng tránh vấn nạn này nhằm bảo vệ con em mình trước nguy cơ bị kẻ xấu xâm hại.
Các em học sinh chăm chú nghe vị chủ giảng hướng dẫn (Ảnh: Nhật Cường). |
Cũng theo vị nữ giảng viên của Đại học Sư phạm, người lớn cần dạy cho trẻ các kỹ năng cơ bản và cần thiết để có thể thoát khỏi sự khống chế của “yêu râu xanh”. Các kỹ năng này trẻ cần được cha mẹ dạy thường xuyên, chứ không phải ngày một ngày hai. Thực tế sẽ diễn ra những tình huống vô cùng phức tạp, nếu trẻ được tập các bài học thoát thân và thực hiện một cách bình tĩnh thì khả năng thoát thân vẫn rất cao.
TS Vũ Thu Hương hướng dẫn học sinh thoát thân khỏi sự khống chế của người lạ (Video: Nhật Cường). |
Đặt tình huống một em học sinh bị một người lớn lạ mặt đến gần rồi bất ngờ ôm vào bụng rồi bế thốc đứa trẻ lên để chạy, TS Thu Hương đặt câu hỏi cho các em: “Khi các em bị một người lạ mặt tiếp cận và ôm vào bụng cả từ phía trước và phía sau, các em sẽ làm gì? Cố gắng giãy giụa liệu có thoát thân được không các em?
Không được, khi đó các em cần bình tĩnh và dùng hai chân đá thật mạnh vào đùi, bụng của kẻ xấu. Đồng thời cố gắng dùng hai bàn tay đấm hết sức vào hai bên mắt của kẻ xấu. Chỉ khi đó, kẻ xấu đau mắt không nhìn thấy gì thì mình mới vùng vẫy chạy khỏi đó để nhanh chóng thoát thân”.
Một em học sinh trả lời câu hỏi của TS Thu Hương về việc phải làm gì khi có người lạ cho quà (Ảnh: Nhật Cường). |
“Nếu một ngày trên đường đi học về nhà một mình, các em gặp một người lạ mặt và cho em một đồ ăn như gói bánh, kẹo hay bất cứ thứ gì các em có được cầm không? Câu trả lời là tuyệt đối không các em nhé. Bởi món đồ đó rất có thể là cái bẫy để dụ dỗ các em đi theo kẻ xấu đó.
Hoặc giả định có một người lạ nói là bạn thân của bố mẹ cháu đến để đón cháu về, các em cũng tuyệt đối không được đi theo mà cần phải tìm đến sự trợ giúp từ những người lớn xung quanh như bác bảo vệ, chú công an…”, TS Vũ Thu Hương dặn dò các em học sinh.
Tờ rơi được TS Vũ Thu Hương phát cho các em học sinh bằng các hình minh họa (Ảnh: Nhật Cường). |
Không phải ai cũng có quyền ôm vào người trẻ
Bên cạnh đó, tại buổi chia sẻ TS Thu Hương cũng đã phát cho các em những tờ rơi có hình ảnh minh họa những cảnh báo để phòng tránh vấn nạn bạo lực và xâm hại trẻ em.
“Trong tất cả các mối quan hệ, chỉ có bố mẹ, ông bà mới được phép ôm hay khoác vai chúng ta thôi. Còn nếu là họ hàng xa thì chỉ được bắt tay, nhưng nếu là người lạ thì tuyệt đối không cho họ được tiếp xúc hay chạm vào người mình. Đồng thời các em cần xua tay từ chối những hành động đó khi có người lạ đến gần. Các em không được đi một mình khi trời tối, đường vắng và phải về nhà trước 21 giờ”, nội dung tờ rơi ghi rõ.
TS Vũ Thu Hương cũng cho biết, khi một đứa trẻ bị xâm hại, cho dù sau đó có được chữa chạy về cơ thể cũng không thể hết được những nỗi đau về tâm hồn. Các em sẽ bị một vết sẹo lớn về tâm lý và trẻ như trở thành một con người khác, một con người khuyết thiếu mà sau đó các em sẽ không bao giờ tìm lại được phần hồn đã mất của chính mình. Vì thế, chính các bậc phụ huynh cần phải trang bị thật nhiều kỹ năng cho con trẻ để an toàn trước mọi nguy cơ bị xâm hại.
TS Vũ Thu Hương chia sẻ với phóng viên (Ảnh: Nhật Cường). |
Đồng thời theo TS Thu Hương, bố mẹ phải nhận ra tình trạng bất ổn của con khi có chuyện không hay. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là con bỏ ăn, tắm nhiều lần trong một ngày và phản ứng dữ dội với bố hay la hét khi bị người thân vô tình chạm vào vùng nhạy cảm.
Nếu phát hiện con bị xâm hại, bố mẹ nên dỗ dành và kiên quyết báo vụ việc với cơ quan Công an. Như vậy, trẻ sẽ cảm thấy được bảo vệ và lấy lại tinh thần tốt hơn. Nếu che giấu sự việc không hề giúp đỡ con mà ngược lại, trẻ thấy mình bị cô lập và có thể có hành động dại dột.
‘Trẻ bị xâm hại đồng nghĩa với bị tật nguyền cả tâm hồn lẫn thể xác’
“Với những em bé bị xâm hại tình dục, cuộc sống chấm dứt ngay từ khi vừa bắt đầu. Một đứa trẻ lành lặn, xinh ... |