Kẻ sàm sỡ nữ sinh bị phạt 200 nghìn đồng: ‘Hình phạt đó như xúc phạm danh dự của tất cả phụ nữ’

“Tôi cảm thấy rất bức xúc, phạt 200.000 đồng đối với kẻ sàm sỡ, quấy rối tình dục như vậy là hết sức nhẹ nhàng. Hình phạt đó như xúc phạm danh dự của tất cả phụ nữ”, bà Khuất Thu Hồng nói.

Sự việc người đàn ông sàm sỡ, ghì hôn nữ sinh ở thang máy chỉ bị phạt hành chính 200.000 đồng đã khiến dư luận hết sức bất bình.

Nhiều người cho rằng, hình phạt cho kẻ "yêu râu xanh" là chưa thích đáng, chưa đủ sức răn đe. Thậm chí, phạt như vậy sẽ tạo thành một tiền lệ xấu, vô tình tạo cơ hội cho những hành vi xấu khác tương tự có thể xảy đến.

Bởi, với mức phạt 200.000 như hiện nay, nhiều kẻ có thể bất chấp để thỏa mãn hành vi "biến thái" của mình, chà đạp lên nhân phẩm, danh dự của người phụ nữ bất cứ lúc nào.

Ở góc độ của những người làm luật, nhiều luật sư cũng tỏ ý rất bức xúc, bởi những quy định của pháp luật hiện nay còn hết sức lỏng lẻo, và không còn phù hợp với tình hình xã hội hiện nay, khi mà các loại hình tội phạm về tình dục đang gia tăng một cách đáng kể.

Kẻ sàm sỡ nữ sinh bị phạt 200 nghìn đồng: ‘Hình phạt đó như xúc phạm danh dự của tất cả phụ nữ’ - Ảnh 1.

Bà Khuất Thu Hồng cho rằng hình phạt 200.000 đối với kẻ sàm sỡ nữ sinh trong thang máy là hết sức nhẹ nhàng (Ảnh: Cắt từ clip).

Đồng quan điểm đó, với tư cách là một nhà nghiên cứu về xã hội học, bà Khuất Thu Hồng (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội) cũng cho rằng, hiện nay các quy định, chế tài trong việc xử phạt đối với các hành vi bạo lực, quấy rối tình dục "vừa thiếu lại vừa yếu".

"Tôi cảm thấy rất bức xúc, phạt 200.000 đồng đối với kẻ sàm sỡ, quấy rối tình dục như vậy là hết sức nhẹ nhàng. Hình phạt đó như xúc phạm danh dự của tất cả phụ nữ", bà Khuất Thu Hồng nói.

Theo bà Hồng, chính vì những lý do trên mà mới đây, một nhóm cán bộ của các đơn vị Viện nghiên cứu kinh tế, môi trường và dân tộc thiểu số (iSee) và Mạng lưới Phòng ngừa và Ứng phó Bạo lực Giới ở Việt Nam (GBVNet) đã soạn thảo và kêu gọi cộng đồng ký vào Bản kiến nghị bổ sung và điều chỉnh một số quy định pháp luật nhằm phòng chống một cách hiệu quả bạo lực và quấy rối tình dục. Đồng thời, để có những hình phạt thích đáng hơn đối với những kẻ bạo hành, quấy rối tình dục...

"Sau sự việc này, chúng tôi muốn trình lên Quốc hội, Chính phủ để có những điều chỉnh bổ sung về luật pháp nhằm bảo vệ phụ nữ và trẻ em...", bà Hồng nói.

Theo Viện trưởng Hồng, bản kiến nghị nêu ra 6 vấn đề gồm: Hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có quy định pháp luật đầy đủ và hiệu quả về quấy rối tình dục (QRTD); Các quy định về một số tội danh tình dục nghiêm trọng còn mơ hồ; Biện pháp xử phạt QRTD không nghiêm khắc và không tương xứng;

Quy định về bồi thường thiệt hại của hành vi quấy rối tình dục không hợp lý; Một số vụ việc liên quan tới hành vi QRTD xử lý chưa có sức răn đe; Những kiến nghị gửi Quốc hội nhanh chóng bổ sung và điều chỉnh các điều luật phù hợp để ngăn chặn, xử lý các hành vi bạo lực tình dục.

"Bản kiến nghị này mới được soạn thảo từ tối hôm qua (19/3), trước đó vào năm 2017 chúng tôi cũng từng có một kiến nghị khác giống như vậy nhân vụ dâm ô trẻ em ở Vũng Tàu, Ba Vì, Hòa Lạc (Hà Nội). Vào tháng 3/2017, chúng tôi đã thu thập được 30.000 chữ ký của công đồng.

Bà Khuất Thu Hồng cho biết, phần kiến nghị gửi Quốc hội, nhóm soạn thảo nêu rõ 4 nội dung:

1. Có các quy định rõ ràng, chính xác về QRTD; có các các chế tài và biện pháp trừng phạt tương xứng với mức độ nguy hiểm của các hành vi QRTD để đảm bảo mọi hành vi bạo lực tình dục đối với nạn nhân ở bất cứ độ tuổi nào cũng đều phải bị trừng phạt thích đáng; có cơ chế hiệu quả trong việc xử lý tố cáo, thực hiện điều tra, truy tố thủ phạm và bảo vệ cho nạn nhân trong các vụ việc QRTD

2. Sửa đổi Bộ luật Hình sự, thêm tội danh mới về QRTD theo đó quy định các hành vi "QRTD mang tính chất thể chất như cố tình động chạm, tiếp xúc, sờ mó, vuốt ve, cấu véo, ôm ấp hay hôn cho trái ý muốn của nạn nhân hoặc bằng vũ lực; QRTD bằng lời nói gồm các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không được mong muốn, bằng những ngụ ý về tình dục, bằng những lời đề nghị về tình dục không mong muốn và liên tục; QRTD bằng các hành vi phi lời nói bao gồm các ngôn ngữ cơ thể, khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn, phô bày tài liệu khiêu dâm, tin nhắn, thư từ liên quan đến tình dục" là những yếu tố cấu thành tội phạm QRTD.

3. Sửa đổi Bộ luật dân sự, có quy định về bồi thường thiệt hại đối với các hành vi QRTD tương xứng và phù hợp.

4. Rà soát, sửa đổi và giải thích rõ các điều luật liên quan đến hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô phù hợp để việc áp dụng và thực thi pháp luật trong thực tiễn hiệu quả và gần với công lý nhất. Ngoài ra, các quy định về các tội danh về dâm ô phải được mở rộng đến mọi độ tuổi. Những hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi sẽ bị coi là tình tiết tăng nặng.

Người đàn ông ghì hôn nữ sinh trong thang máy đã có gia đình và làm quản lí văn phòngNgười đàn ông ghì hôn nữ sinh trong thang máy đã có gia đình và làm quản lí văn phòng Tại sao "tiểu bậy" bị phạt 2 triệu đồng, nhưng sàm sỡ nữ sinh chỉ bị phạt 200.000 đồng?Tại sao 'tiểu bậy' bị phạt 2 triệu đồng, nhưng sàm sỡ nữ sinh chỉ bị phạt 200.000 đồng? 200.000 đồng tiền phạt người cưỡng hôn nữ sinh trong thang máy được nộp cho ai?200.000 đồng tiền phạt người cưỡng hôn nữ sinh trong thang máy được nộp cho ai?
chọn
Khu đô thị Bắc Châu Giang của Mặt Trời Thanh Hoá: Giáp cao tốc và Vành đai 5, sẽ chuyển đổi 108 ha đất lúa
Khu đô thị sinh thái Bắc Châu Giang tại TP Phủ Lý, Hà Nam do liên danh Mặt Trời Thanh Hoá - Đầu tư Tây Bắc làm chủ đầu tư có quy mô 176 ha, tổng vốn gần 9.000 tỷ đồng. Tại đây sẽ xây dựng khoảng 4.735 căn nhà ở liền kề, biệt thự và chung cư hỗn hợp.