Liên quan đến vụ hàng loạt cá chết ở hồ Tây, ngày 10/7, GS.TS. Mai Đình Yên, chuyên gia đầu ngành nghiên cứu về các loài cá, Hội sinh thái học Việt Nam cho rằng nguyên nhân cá chết ở hồ Tây vừa do thời tiết, vừa do ô nhiễm.
“Nếu hồ không ô nhiễm thì thời tiết không phải vấn đề quá lớn. Cùng tình trạng thời tiết nhưng các hồ khác không xảy ra hiện tượng này.
Cần phải đặt câu hỏi vì sao như vậy? Trong hồ có ô nhiễm, hữu cơ nhiều cùng với sự thay đổi thất thường của thời tiết mới dẫn tới hiện tượng cá chết hàng loạt như vậy”, GS.TS. Mai Đình Yên nói.
Theo vị chuyên gia này, hiện tượng cá chết hàng loạt ở hồ Tây cũng đã từng xảy ra vào năm trước. Do đó cần phải làm rõ những vấn đề dưới đây để rút kinh nghiệm cũng như có phương án ngăn chặn những tình huống tương tự xảy ra:
Thứ nhất, cần phải kiểm soát kỹ rằng có việc xả nước thải vào hồ Tây không?
Thứ hai, từ nhiều năm, lớp bùn hồ Tây đã dày đến hàng mét, khi có mưa lớn dễ gây ra xáo trộn, gây mất oxy dẫn tới hiện tượng cá chết.
Do đó, cần có phương án, kế hoạch nạo vét, vệ sinh môi trường sao cho phù hợp để đảm bảo nguồn nước trong hồ.
GS.TS Mai Đình Yên cho rằng để nhận định nguyên nhân chính xác của việc cá chết hàng loạt ở hồ Tây cơ quan chức năng phải lấy mẫu phân tích nước và mẫu vật một số loại cá chết.
GS.TS. Mai Đình Yên cho rằng cần phải kiểm soát kỹ việc nước thải sinh hoạt có được xả vào hồ Tây hay không? (Ảnh: Phi Hùng). |
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần phải phân tích các loại cá, lượng cá khác nhau ở hồ. Từ đó có phương án cụ thể, cần thiết để bảo vệ sự sống trong hồ của các loài sinh vật.
Vị chuyên gia cũng khuyến cáo người dân không nên ăn cá chết hoặc có dấu hiệu gần chết ở hồ Tây.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng phòng hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết:
"Hơn 90% cá chết tại hồ Tây là cá dầu, đây là mùa loại cá này sinh nở mạnh nên khi thay đổi thời tiết đột ngột từ nắng nóng kéo dài rồi mưa giông khiến loại cá này không thích nghi kịp"
Hơn 90% cá chết tại hồ Tây là cá dầu. (Ảnh: Phi Hùng) |
Cũng theo ông Hùng, sau ba ngày đêm vớt cá liên tục, đến sáng 10/7 lượng cá chết nổi trên mặt hồ còn lại không đáng kể.
Bên cạnh đó, quận Tây Hồ cũng đã cử lực lượng phun thuốc khử trùng xung quanh khu vực có cá chết. “Công tác vớt cá hiện tại cơ bản đã xong, sau ba ngày có khoảng hơn 20,5 tấn cá được vớt lên và đem đi xử lý tại bãi rác Nam Sơn".
Cũng theo vị đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, hiện đơn vị này đã tổ chức lấy mẫu nước để tiến hành xét nghiệm.
“Nhiều khả năng nguyên nhân khiến cá chết không phải do nguồn nước”, ông Hùng cho hay.
Trước tình hình cá chết hàng loạt ở hồ Tây, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao quận Tây Hồ chủ động vớt hết cá chết ở hồ Tây, các quận, sở ngành cần hỗ trợ để sớm hoàn thành việc vớt, vận chuyển cá chết mang đi xử lý, không để ảnh hưởng đến môi trường, đời sống người dân
Được biết, trước đó, vào tháng 10/2016, đã có khoảng 200 tấn cá chết nổi trắng mặt hồ, sau sự việc trên, cơ quan chức năng đã tiến hành xử lý để làm sạch nguồn nước và cung cấp oxi cho hồ.
Hà Nội: Xác cá vẫn nổi lềnh bềnh trên mặt hồ Tây
Cho đến chiều ngày 9/7, lượng cá chết ở hồ Tây (Hà Nội) vẫn khá nhiều. Các công nhân vẫn nỗ lực vớt xác cá. |
Hé lộ nguyên nhân bất ngờ khiến cá chết hàng loạt tại Hồ Tây
Liên quan đến vụ cá chết ở hồ Tây, theo ghi nhận cho đến sáng nay (9/7), tình trạng cá chết vẫn còn rất nhiều ... |