Đám cưới ở Nepal có nhiều điểm tương đồng với một đám cưới ở Việt Nam như: đám hỏi, tiệc nhà trai, nhà gái, rước dâu, lì xì cho cô dâu chú rể, làm lễ thờ thần linh, mâm cỗ, tặng trang sức, tiệc đãi khách. Tuy nhiên, cũng có những điểm khác biệt, mang nét rất đặc trưng của đất nước này.
Trần Đặng Đăng Khoa (sinh năm 1986) - Cái tên không còn xa lạ với dân mê xê dịch, được biết đến với mệnh danh "Chàng trai Việt cưỡi xe máy đi khắp thế gian". Từng đi xe máy qua 7 nước Đông Nam Á và mới đây chàng trai này tiếp tục hành trình với chuyến đi dài 600 ngày, khoảng 45.000 km qua ít nhất 30 nước trên khắp các châu lục.
Ngày 18 của cuộc hành trình, chàng trai này đã đặt chân đến Nepal, nước thứ 3 trong hành trình dài 600 ngày. Nepal có cảnh quan đa dạng, phong phú, thiên đường cho dân trekking với dãy Himalaya hùng vĩ, cộng thêm chi phí, dịch vụ du lịch tương đối rẻ.
Người Nepal đa số có cuộc sống khá khó khăn và Nepal - Một đất nước không có bờ biển, cũng là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, đã vậy còn gặp thiên tai điển hình như trận động đất kinh hoàng hai năm trước. Tuy nhiên theo nhận xét của Đăng Khoa người Nepal lại hiền hậu, tốt bụng và rất lịch sự.
Đăng Khoa chia sẻ "Sau khi lang thang thị trấn Bandipur nhỏ bé và xinh tươi trên đỉnh đồi thì thấy nhiều người mặc đồ rất đẹp và chỉnh tề. Sau đó, đi một vòng mới thấy đúng là có đám cưới, chính xác hơn là lễ rước dâu của một đám cưới truyền thống người Nepal theo Hindu giáo."
Ở Nepal, việc cha mẹ sắp xếp hôn nhân cho con cái vẫn còn rất phổ biến. Khi một gia đình công bố muốn tuyển vợ/chồng cho con thì nhiều gia đình khác sẽ bắt đầu "ứng cử" con cái mình. Người chồng/vợ được chọn dựa vào tình hình gia đình, học vấn, giai cấp, và cũng dựa vào chiêm tinh học Sau đó ngày cưới sẽ được định sau khi xem ngày xong.. Ở đây "bà mai" sẽ đại diên gia đình đến nói chuyện và nếu mọi việc trót lọt "bà mai" sẽ được thưởng hậu hĩnh.
Đám cưới nhìn chung có nhiều điểm tương đồng với một đám cưới ở Việt Nam như: cũng có "đám hỏi", tiệc nhà trai, nhà gái, rước dâu, lì xì cho cô dâu chú rể, làm lễ thờ thần linh, mâm cỗ, tặng trang sức, tiệc đãi khách. Tuy nhiên, cũng có những điểm khác biệt, mang nét rất đặc trưng.
|
Bức ảnh có đầy đủ gồm cô dâu, chú rể, cô dâu phụ, chú rể phụ và gia đình nhà gái. Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
|
Sân tiệc cũng được dựng bạt tam với phối màu đỏ vàng hay thấy trong sắc phục của người Nepal. Bàn ghế xếp bao quanh đơn giản chứ không chia ra bàn, đồ ăn cũng bày biện theo kiểu tiệc buffet gồm các món truyền thống khá đơn giản. Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
|
Cổng chào phía ngoài, gồm tượng thần Ganesh và Vishnu. Hai bên là cây gừa dựa vào cột bằng thân cây chuối. Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
|
Dãy bàn tiệc buffet gồm các món ăn truyền thống. Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
|
Gạo tẩm ướt để dán vào trán làm tika, màu đỏ được xem là màu tượng trưng của người Nepal. Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
|
Bàn đặt cạnh chỗ cô dâu ngồi, nơi khách lấy hoa tặng kèm bao lì xì cho cô dâu. Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
|
Tay và chân của cô dâu được vẽ Mandhi với những nét hoa văn cầu kỳ. Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
|
Hai bên chỗ ghế của cô dâu ngồi có hai tượng thần Brahma (thần Sáng tạo), một trong ba trụ cột thần linh của Hindu gồm Shiva (thần hủy diệt và tái tạo), Vishnu (thần bảo vệ), và Brahma. Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
|
Lần lượt khách mời đến chúc phúc cô dâu. Các bước gồm mẹ cô dâu chào khách, nhúng tay vào bình nước chạm nhẹ vào đầu mình, rồi gửi tiền mừng kèm một bông hoa trên bàn, xong khẽ chạm đầu mình vào chân cô dâu. Tiền mừng mình nhiều nhất là 1000 Nepal rupee, tính ra chỉ khoảng 230.000 đồng, khá khiêm tốn so với ở Việt Nam. Đa số chỉ đi vài trăm Rupee tượng trưng. Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
|
Lần lượt khách mời khác của nhà gái kéo tới để chúc phúc và ăn uống trước. Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
|
Khách nam ăn trước. Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
|
Rồi đến phụ nữ. Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
|
Cuối cùng nhà trai (gọi là Janti) đã đến. Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
|
Ban nhạc truyền thống từ nhà trai sang. Hai cái kèn đi đầu to cong dài là Narsingha, một loại kèn trumpet gồm hai ống đồng ghép lại và được thổi qua lưỡi gà ở đuôi đèn. Âm vang rất lớn. Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
|
Một nhạc công chơi kèn Sanai, khá giống kiểu Clarinet. Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
|
Dàn nam thanh nữ tú mang mâm cỗ (gọi là Saipato) từ họ nhà trai. Mâm cỗ cũng gồm nữ trang, bánh cưới, giày dép cho cô dâu...Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
|
Mẹ cô dâu dán Tika (dấu ấn làm phép) cho người họ nhà trai. Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
|
Sau khi trao mâm cỗ thì nhà gái tiếp tục làm lễ khá lâu đến hơn một tiếng mới xong. Lễ rất cầu kỳ và nhiều công đoạn khác nhau. Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
|
Trao nữ trang cho cô dâu. Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
|
Cô dâu làm phép cho chú rể và mang thêm vòng hoa, vòng lá cây (Potey) cho chú rể. Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
|
Đến lượt chú rể trao Sindur và Potey cho cô dâu để tuyên bố cô gái này đã trở thành vợ mình. Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa |
Nhật ký hành trình Trần Đặng Đăng Khoa
'TIN HAY'
Những điểm đến tuyệt vời nhất cho kỳ nghỉ ở châu Âu mùa hè này