Chuyện lạ miền Tây: Phát hãi ngàn con lươn lúc nhúc trong cái can nhựa

Hàng nghìn con lươn được 1 lão nông ở TP Vị Thanh, Hậu Giang nuôi trong can nhựa khiến ai thấy cũng giật mình.

Những chiếc can nhựa loại 30 lít, được đục lỗ xung quanh. Sau đó, đặt can nhựa dưới sông, thả lươn giống vào nuôi khoảng 8 tháng thì cho thu hoạch.

Hàng nghìn con lươn được nuôi trong can nhựa như thế, đem lại lợi nhuận cao cho một lão nông ở miền Tây.

Ông Bùi Tấn Thịnh, một lão nông sống ở TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, sau khi nuôi thành công lươn trong can nhựa, ông đang mở rộng thêm quy mô mô hình này. Ông là người đầu tiên thực hiện thành công mô hình nuôi lươn đồng trong can nhựa ở miền Tây, cho thu nhập “khủng”.

Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Thịnh cho hay gần 10 năm trước, ông bén duyên với nghề nuôi lươn nhưng không thành công.

“Lúc đầu, tôi nuôi lươn trong bể xi măng nhưng nhiều lần thất bại, tổn thất hàng chục triệu đồng. Sau thời gian dài nghiên cứu, năm 2013, tôi nghĩ ra cách nuôi lươn đồng trong can nhựa trong môi trường nước tự nhiên và thành công”, ông Thịnh chia sẻ.

Ông Thịnh sử dụng những chiếc can nhựa loại 30 lít, giá khoảng 15.000 đồng/can, hình chữ nhật, được đục lỗ xung quanh. Sau đó, ông đặt can nhựa dưới sông, thả lươn giống vào nuôi khoảng 8 tháng thì cho thu hoạch.

chuyen la mien tay phat hai ngan con luon luc nhuc trong cai can nhua
Hàng nghìn con lươn vàng óng được ông Thịnh nuôi thành công trong can nhựa mang lại lợi nhuận cao.

"Trung bình một can nhựa sẽ nuôi được khoảng 1kg lươn giống. Mỗi can đến thu hoạch được trung bình 16kg lươn, với giá bán 180.000-200.000 đồng/kg thì trừ chi phí còn lời khoảng 1,9 triệu đồng. Với hơn 80 can lươn đang nuôi đợt này tôi có thể thu về được hơn 100 triệu đồng", ông Thịnh nói.

Điều đặc biệt bên trong chiếc can nhựa chiếc túi thức ăn được treo ở nắp can.

Theo quan sát, chiếc túi được thiết kế bằng vải thun với chiều dài 20cm, rộng 12cm, khoét nhiều lỗ xung quanh, kích cỡ tùy thuộc vào lươn lớn hay nhỏ. Theo lời ông Thịnh thì sở dĩ túi thức ăn thiết kế như vậy nhằm để tiết kiệm.

Ngoài ra, việc này cũng thuận tiện cho việc theo dõi tăng trưởng của lươn dựa vào lượng thức ăn còn thừa lại trong túi, từ đó có hướng chăm sóc tốt hơn. Thức ăn mà ông dùng cho lươn chủ yếu là ốc xay trộn với 30-40% thức ăn viên.

Bên cạnh đó, ông Thịnh còn tiết lộ để lươn không bị bệnh và chết thì phải thuần bằng thuốc nam, đây là “bí quyết “ do ông tự nghiên cứu.

Với cách nuôi trong can nhựa này thì người nuôi không cần phải thay nước cho lươn lại đỡ tốn công chăm sóc, đỡ tốn thức ăn và thân thiện với môi trường. Khoảng 8 tháng nuôi thì con lươn đạt trọng lượng từ 300-400gram là có thể thu hoạch được.

chuyen la mien tay phat hai ngan con luon luc nhuc trong cai can nhua
Ông Thịnh là người đầu tiên nuôi lươn thành công trong chiếc can nhựa như thế này
chuyen la mien tay phat hai ngan con luon luc nhuc trong cai can nhua
Những chiếc can nhựa được ông Thịnh đục lỗ xung quanh rồi thả lươn vào nuôi.
chuyen la mien tay phat hai ngan con luon luc nhuc trong cai can nhua
Mỗi can nhựa như thế này sau 8 tháng sẽ thu hoạch được khoảng 15-16kg lươn.
chuyen la mien tay phat hai ngan con luon luc nhuc trong cai can nhua
Trước khi cho lươn vào can nhựa để nuôi trong môi trường tự nhiên, ông Thịnh phải thuần chúng bằng thuốc nam.
chuyen la mien tay phat hai ngan con luon luc nhuc trong cai can nhua Nông dân Trung Quốc dùng hàng hiệu

Zhang là nông dân nuôi tôm nhưng đeo thắt lưng Gucci, lái SUV 43.000 USD và dùng smartphone đời mới.

chuyen la mien tay phat hai ngan con luon luc nhuc trong cai can nhua Nông dân Hà Nội thu gần 2 tỉ đồng mỗi năm nhờ cho lợn nghe nhạc

Bà Nguyễn Thị Liên huyện Sóc Sơn cho đàn lợn hơn 600 con nghe nhạc mỗi ngày, nhờ cách nuôi này mỗi năm trang trại ...

chuyen la mien tay phat hai ngan con luon luc nhuc trong cai can nhua Cụ bà vô đối Việt Nam: Luyện tằm tự dệt chăn tơ, bắt cọng sen 'nhả' lụa

Sau nhiều năm mày mò để huấn luyện vạn con tằm tự chăn tơ dệt chăn, đến nay, bà Thuận lại tiếp tục “bắt” những ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.