Chuyện về giáo viên chủ nhiệm

Mấy chục năm trước, khi sinh viên sư phạm đi thực tập (mà đương nhiên phải thực tập làm giáo viên chủ nhiệm nữa) thì dứt khoát phải có “tiết mục” đi thăm nhà phụ huynh học sinh, y như một giáo viên chủ nhiệm thật sự. Vì lẽ, đó là một trong những yêu cầu nhiệm vụ của thầy cô chủ nhiệm lớp.
chuyen ve giao vien chu nhiem Sinh viên HV Tài chính có việc làm sau một năm tốt nghiệp đạt tỉ lệ 97,72%
chuyen ve giao vien chu nhiem Vụ vữa trần rơi khiến học sinh nhập viện: Ngày mai chuyển 1.500 học sinh tới 4 địa điểm học tạm
chuyen ve giao vien chu nhiem Sợ nhập viện, học sinh Trường Trần Nhân Tông đội mũ cối để chống vữa trần rơi vào đầu
chuyen ve giao vien chu nhiem Vụ vữa trần rơi khiến học sinh nhập viện: Sẽ xây trường THPT Trần Nhân Tông trong tháng 4

Chủ nhiệm xưa và nay

Hồi đó, hầu hết những người có xe chỉ đều là xe đạp, chiếc điện thoại bàn chỉ trang bị cho các phòng ban của cơ quan chuyên trách, còn nhóm từ “điện thoại đi động” thì chưa xuất hiện trong kho từ vựng.

chuyen ve giao vien chu nhiem

Hồi đó cũng không có thủ tục viết giấy mời phụ huynh đến trường gặp giáo viên chủ nhiệm, nên muốn trao đổi với phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm sẽ đích thân đi đến tận nhà học sinh, cho dù đường sá có xa xôi cách trở đến đâu chăng nữa.

Người thầy vừa biết nhà cửa, hoàn cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt của trò ở nhà như thế nào, vừa được mở mang kiến thức đời sống, củng cố kĩ năng giao tiếp với nhiều loại người trong xã hội.

Và hơn tất cả, trong những chuyến đi thăm nhà đó, dù nhà trò ấy giàu hay nghèo, dù trò ấy ngoan hay không ngoan thì từ đó, thầy và trò trở nên hiểu biết nhau hơn.

Ví dụ, mối lo sợ của trò được giải tỏa: thì ra chủ nhiệm của mình cũng biết tâm lý lắm chứ. Ví dụ, cách nhìn và suy nghĩ của thầy sẽ bớt gắt gao hơn, sẽ đồng cảm với trò hơn…

Lại nói sang chuyện thời bây giờ, ngay ngày họp phụ huynh đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm chỉ cần viết số điện thoại cá nhân của mình lên bảng cho tất cả phụ huynh lưu lại, đồng thời đưa ra một tờ giấy chia cột dọc ngang rõ ràng để các bậc cha mẹ học sinh điền vào đó số điện thoại của họ là xong.

Xin phép nghỉ học đột xuất, báo tin cấp tốc cho gia đình biết lỗi vi phạm của học sinh, nhắc nhở phụ huynh đóng học phí… chỉ cần bấm một dãy số là thông tin được truyền đi tức thì, nhanh và rất kịp thời.

Nhưng không phải vì thế mà việc làm chủ nhiệm lớp thời hiện đại lớp nhẹ bớt phần nặng lòng, nhọc trí. Trong Điều lệ của trường phổ thông về quyền của giáo viên có một điểm như sau: “Được giảm giờ lên lớp hằng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp”. Nói vậy cũng có nghĩa là giáo viên làm công tác chủ nhiệm sẽ được tính thêm giờ lên lớp hằng tuần theo quy định hiện hành.

Không nói thì ai cũng biết, thêm bốn tiết một tuần, thêm chút ít tiền lương hằng tháng chẳng là gì nếu đem so với vô vàn tình huống mà giáo viên chủ nhiệm gặp phải, mà những câu chuyện dưới đây sẽ khiến các vị chủ nhiệm hoặc mỉm cười thấm thía, hoặc lên cơn giận bất ngờ vì chợt liên tưởng tới cái phận làm chủ nhiệm của mình.

Những tình huống ngoài sách vở

Một cô giáo chủ nhiệm có thói quen áp đảo học trò lớp mình. Cô luôn đúng. Trò luôn sai. Nếu cô có sai thì do trò chưa biết phân biệt đúng, sai mà thôi. Đại khái là như thế. Trong giờ sinh hoạt đầu tuần, cả lớp ngồi run rẩy dưới ánh mắt sắc như dao bén của cô.

Có ghét cô đến đâu thì chúng cũng chỉ nói riêng với nhau, còn trước mặt cô thì đứa nào cũng ngoan ngoãn vâng lời hết mực. Cứ thế đến một hôm cô tình cờ nghe một nữ sinh hùng hổ tuyên bố với bạn “Tao rất muốn kêu ba tao đem súng vô bắn bà ấy cho xong”. Cô chủ nhiệm kêu em học sinh đó đến gặp mình và thách thức “Cô bị súng bắn. Cô chết. Em vui chứ? Nhưng người nhà em vi phạm pháp luật, em có thích không?”.

Chưa hết, em học sinh kia còn phải, ngay lập tức, đưa phụ huynh vào trường gặp cô để xác minh độ chân thực của thông tin đẫm màu sắc bạo lực đó. Vị phụ huynh bối rối xác nhận mình được giữ thứ vũ khí nguy hiểm ấy, luôn miệng xin lỗi cô chủ nhiệm và hứa hoàn toàn chịu trách nhiệm về đứa con tính khí hung hăng.

Kết quả là từ đó về sau, nữ sinh kia trở nên “tử tế” hơn hẳn, mà nếu nói theo ngôn ngữ thời thượng của học trò là “tắt đài”.

Một cô giáo chủ nhiệm khác cũng có cách ứng xử rất khác thường. Hai đứa học trò trong lớp đánh nhau. Hai bên cha mẹ khi được mời đến phòng giám thị để giải quyết, nhưng vì bênh con mà họ xông vào cãi nhau kịch liệt.

Trong lúc phụ huynh cãi cọ hỗn loạn, cô chủ nhiệm bất ngờ lần lượt xé toạc hai tờ phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp cuối cấp ngay trước mắt họ, và cất giọng nói lạnh lùng “Mấy trò thích đánh nhau hơn thích học phải không? Vậy thì khỏi thi! Rút hồ sơ về nhà muốn làm gì thì làm!”. Cách giải quyết vấn đề không khoan dung, không thương tiếc này đã đưa đến kết quả tức thì: phụ huynh hốt hoảng xin lỗi cô giáo rồi tự nguyện xin hòa giải với nhau.

Người viết kể lại hai chuyện trên vì hiện giờ thỉnh thoảng lại rộ lên thông tin không lành: thầy cô bị bắt quả tang đánh chửi học trò ngay trên bục giảng (vi phạm Các điều giáo viên không được làm trong Điều lệ trường trung học phổ thông). Nhưng hai vị chủ nhiệm kia không hề bị oán trách hay căm ghét sau đó, bởi lẽ, bằng phong cách ứng xử riêng của mình họ đã khiến cho đối tượng hiểu rằng họ ứng xử đang rất công tâm và chân tình, đúng như khuôn mẫu “Tất cả vì học sinh thân yêu”.

Có lẽ, cũng cần nên nhắc lại những chuyện tình cảm - rất phổ biến, về người làm giáo viên chủ nhiệm. Có người cứ đến ngày 20 tháng 11 là phải ngồi nhà, chờ một đám học trò đến thăm, rất đúng giờ, năm nào cũng vậy, không hề xê xích theo kiểu giờ dây thun. Có người chăm chỉ đi ăn đám cưới, đám thôi nôi của học trò. Có người sung sướng trưng ra ở phòng giáo viên lẵng hoa màu sắc sặc sỡ, hoặc hộp bánh kem mắc tiền vì tập thể lớp nhớ ngày chúc mừng sinh nhật.

Có người trong ngày lễ nhà giáo nhận nguyên một cành bông giấy (loại cây trồng hàng rào, thành giàn che mát) do trò vừa nhặt được ven đường người ta chặt bỏ. Có người được biếu một lúc hàng chục trái bưởi, lí do, nhà trồng nhiều giống loại, mời cô ăn thử mỗi cây một mỗi trái cho biết.

Nghiệp nhà giáo thú vị hơn khi làm chủ nhiệm

Thói thường, thiên hạ cứ nghĩ thực tế và đơn giản như thế này. Nếu dạy học mà không làm chủ nhiệm thì sẽ không có tay chân thân tín để nhờ vả nọ kia, không có tiền hô hậu ủng, không có quà cáp, không có người tới thăm rần rộ trong ngày nhà giáo…

Nhưng chỉ có những người làm giáo viên chủ nhiệm mới biết sự thật đằng sau đó là một sự dày công trong đối nhân xử thế. Đã làm giáo viên chủ nhiệm thì ít nhiều khi bước ra khỏi mái trường, trong đời sống bình thường xô bồ chen lấn, người đó cũng có một vài “học trò ruột” gắn bó với mình, thân thiết và quý mến.

Do đó ta suy ra, nếu trong cuộc đời nhà giáo mà không làm giáo viên chủ nhiệm, thì sẽ không được học hỏi, nếm trải và tiếp thu những điều thú vị, hiếm hoi, quý giá trong cuộc sống.

Xin chú ý: Với điều kiện, người chủ nhiệm ấy phải thật tâm huyết với nghề, phải thật tích cực sống có ý nghĩa, phải thật trân trọng giá trị con người.

chuyen ve giao vien chu nhiem Sinh viên HV Tài chính có việc làm sau một năm tốt nghiệp đạt tỉ lệ 97,72%

Thông tin được Ban Quản lý đào tạo, Học viện Tài chính đưa ra mới đây cho biết, tỉ lệ sinh viên đã tốt nghiệp ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.