Báo cáo của Chính phủ cho thấy có 20 trạm thu phí BOT có khoảng cách dưới 60 km. Ảnh minh họa: Di Linh |
Ngày 15/8, Chính phủ đã có báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về việc triển khai, thực hiện công trình giao thông BOT trong đó có việc đặt trạm thu phí BOT.
Cụ thể, hiện có 88 trạm thu phí trên các tuyến quốc lộ; trong đó Bộ GTVT quản lý 73 trạm thu phí (55 trạm đang thu, 18 trạm chưa thu thuộc các dự án đang đầu tư), UBND các tỉnh quản lý 15 trạm.
Trong tổng số 88 trạm thu phí trên các tuyến quốc lộ, có 10 trạm (chiếm 11%) có khoảng cách 60- 70 km do địa hình vị trí đặt trạm bảo đảm 70 km không thuận lợi.
Có 20 trạm (chiếm 23%) có khoảng cách < 60 km, 3 trạm nằm ngoài phạm vi dự án BOT chủ yếu thực hiện đầu tư trước năm 2011, do trước đây các trạm này thu phí nộp ngân sách.
Được biết, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính chủ trì ban hành quy định việc đặt trạm thu phí (Thông tư số 159/2013/TT-BTC).
Theo đó, nếu đường bộ đặt trạm thu phí có khoảng cách giữa các trạm thu phí trên cùng một tuyến đường bảo đảm tối thiểu 70 km thì do Cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Trường hợp trạm thu phí không thuộc quy hoạch hoặc khoảng cách giữa các trạm thu phí không bảo đảm tối thiểu 70 km trên cùng tuyến đường trước khi xây dựng Bộ GTVT và địa phương thống nhất, Bộ Tài chính quyết định.
Báo cáo của Chính phủ đánh giá trong việc xác định vị trí trạm thu phí được thực hiện đúng quy định pháp luật.
Về việc khi vận hành khai thác vẫn có một số ý kiến phản ánh của người dân về vị trí trạm do nguyên nhân là vị trí đặt trạm thu phí lựa chọn chưa thực sự phù hợp.
Do tâm lý không đồng thuận của người sử dụng do việc thay đổi từ miễn phí sang đóng phí sử dụng đường bộ; chính sách phí đối với thu phí lượt không thể công bằng tuyệt đối.
Dùng tiền lẻ qua trạm BOT Cai Lậy: Người dân bức xúc là có cơ sở Việc tài xế dùng tiền lẻ qua trạm BOT Cai Lậy, TS Phạm Sanh cho rằng người dân bức xúc là có cơ sở: "Tình ... |