Cô Trần Thị Quỳnh Anh, sinh năm 1992, giáo viên Trường THPT Trưng Vương là nhân vật trên báo Dân trí với những ý tưởng dạy học khơi gợi, đánh thức tình cảm ở học trò một cách gần gũi và chân thực nhất. Đồng thời, cũng góp phần thay đổi cách nhìn về môn Văn, về cách thức dạy văn và phương pháp giáo dục.
Từ đề kiểm tra môn Văn, cô Quỳnh Anh kết nối tình cảm phụ huynh và học trò một cách tự nhiên và chân thành nhất. |
Cô giáo trẻ 9X cũng nghĩ ra ý tưởng "hũ kẹo hạnh phúc" để học trò cùng thể hiện sự chia sẻ, yêu thương. |
Đầu năm học này, cô ra đề Văn: "Con tưởng tượng mình sẽ viết một lá thư gửi đến cho Ba, Mẹ của mình nói những điều mình muốn nói, nói gì cũng được. Cô sẽ chấm điểm cho cảm xúc thật nhất của con". Rồi cô bật nhạc không lời cho học trò nghe trong lúc làm bài và với cam kết sẽ không tiết lộ đến bố mẹ các em.
Qua những bài văn, cô đón nhận những tình yêu, tâm sư, suy nghĩ, mong muốn và cả trách cứ của học trò viết cho bố mẹ... Cô cũng hiểu hơn hoàn cảnh của các em, có em mất mẹ, có em bố mẹ ly hôn... Trái tim của một nhà giáo đã thôi thúc cô cần lên tiếng để bố mẹ và con hiểu lòng nhau hơn.
Cô giáo trẻ sinh năm 1992 "thổi hồn" cho môn Văn và nhiều phương pháp dạy học tích cực |
Cô quyết định lấy băng keo che đi những phần tâm tư con muốn giữ riêng cho mình trong mỗi bức thư, còn lại gửi đến ba mẹ các con ở buổi họp phụ huynh. Nhiều phụ huynh cũng nghẹn ngào, bật khóc khi đọc "bài Văn" của con viết cho mình. Cô Quỳnh Anh cũng yêu cầu phụ huynh gửi lại những yêu thương, nhắn nhủ cho các con.
Năm 2017, ý tưởng “hũ kẹo yêu thương” để học trò bỏ vào - lấy ra khi có những tâm tư, buồn vui hay để gửi lời cảm ơn, xin lỗi đến mọi người mà tác giả là cô Quỳnh Anh lan rộng trong cả nước. Rất nhiều giáo viên ở khắp các vùng miền đưa vào áp dụng trong lớp học. Họ cũng vỡ òa khi hiểu rằng, có rất nhiều biện pháp tích cực để tương tác với học trò, để thầy trò có thể bày tỏ tình cảm với nhau, học trò kết nối với bạn bè... bằng tình yêu, bằng sự chia sẻ.
Cô Quỳnh Anh được gọi là người của những ý tưởng và sáng tạo, từ những hoạt động nhỏ cô đều có thể "biến hóa" để thành một hoạt động giáo dục ý nghĩa. Ngoài ra, cô giáo 9X còn sở hữu "bộ thành tích" đáng nể so với tuổi đời, tuổi nghề.
Năm 2017, cô Trần Thị Quỳnh Anh là một trong những gương mặt đại diện cho giáo viên Việt Nam tham dự Diễn đàn Giáo dục toàn cầu Microsoft được tổ chức tại Canada. Tại diễn đàn, cô Quỳnh Anh là một trong bốn gương mặt giáo viên Việt Nam đạt được những giải thưởng đặc biệt về ứng dụng công nghệ trong dạy học.
Trước đó, cô giành giải Nhất cuộc thi Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin cấp Quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức; đạt giải Nhì và Giải trang trí sáng tạo nhất tại Cuộc thi Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin cấp Thành phố năm 2016...
Cô Trần Thị Quỳnh Anh cùng học trò |
Ngoài cô giáo Quỳnh Anh, một số gương mặt trẻ là học sinh, sinh viên có những nỗ lực và thành tích xuất sắc cũng được bầu chọn trở thành Tài năng trẻ của thành phố năm 2018.
Một số gương mặt như sinh viên Lê Tử Khiêm (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM), Đặng Thủy Thảo Vy (học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TPHCM), Tô Huỳnh Hương (học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa); kỳ thủ Nguyễn Anh Khôi (Học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TPHCM)...
Quỹ Bảo trợ Tài năng trẻ TPHCM do UBND TPHCM thành lập từ năm 1995 nhằm tập hợp, tài trợ và phát huy đội ngũ Tài năng trẻ có nhiều thành tích xuất sắc tại các cuộc thi, đấu trường trong nước và quốc tế thuộc các lĩnh vực: Giảng dạy, Học tập, Khoa học Kỹ thuật, Văn hóa Nghệ thuật, Thể dục Thể thao, góp phần vào sự phát triển của ngành, thành phố và đất nước.
Cập nhật nhiệt độ lúc 6h ngày 2/1: Nhiều nơi dưới 10 độ C, các trường cho học sinh nghỉ học tránh rét
Đối với bậc mầm non, tiểu học, học sinh nghỉ học khi nhiệt độ từ 10 độ C trở xuống; học sinh THCS nghỉ học ... |
Sau Tết Dương lịch, học sinh nhiều nơi vẫn nghỉ học do rét đậm
Sau kì nghỉ Tết Dương lịch 2019 kéo dài 4 ngày, nhiều nơi học sinh có thể vẫn chưa quay lại trường do ảnh hưởng ... |
Xung quanh 'Đề xuất giáo viên THPT phải có trình độ thạc sĩ': Trình độ nào là phù hợp?
Trước ý kiến đề xuất trình độ giáo viên THPT phải là thạc sĩ (tại hội thảo khoa học cấp quốc gia góp ý dự thảo ... |