Cô giáo xinh đẹp Hà thành nghiên cứu 'sử dụng âm nhạc trong giáo dục trẻ tự kỷ'

Sau 2 năm thực hiện đề tài “Sử dụng Âm nhạc trong giáo dục trẻ tự kỷ”, những gì mà cô giáo Phùng Ngọc Hà làm được đã khiến nhiều người phải rơi nước mắt vì xúc động.

Phùng Ngọc Hà (sinh năm 1990, Hà Nội), hiện đang là Chuyên viên Âm nhạc trị liệu. Cô tốt nghiệp thạc sĩ tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam với đề tài “Sử dụng âm nhạc trong giáo dục trẻ tự kỷ”, được mang ra sử dụng và áp dụng vào thực tiễn.

Tình huống bất ngờ trong lớp và lối rẽ bất ngờ cho cô giáo trẻ

Ngọc Hà chia sẻ, sau khi tốt nghiệp đại học Sư phạm Hà Nội, cô trở thành cô giáo dạy nhạc tại một trường Tiểu học. Những ngày đầu tiên đứng lớp, Hà bất ngờ vì đang trong giờ học thì có một em học sinh hét toáng lên rồi chạy ra khỏi lớp.

Lúc đó, cô đã cảm nhận được điều khác biệt từ học sinh vì hầu như con không hiểu lời cô nói, không nhìn vào mắt cô và có những hành vi bất thường. Ngọc Hà gặp các thầy cô phụ trách lớp để trao đổi thì được biết, em học sinh đó bị tự kỷ. Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời, cô tiếp xúc với một học trò bị tự kỷ.

co giao xinh dep ha thanh nghien cuu su dung am nhac trong giao duc tre tu ky
Phùng Ngọc Hà hiện đang là Chuyên viên Âm nhạc trị liệu.

Ngọc Hà tâm sự: “Điều mà mình chưa từng được dạy trong trường rằng phải làm gì, dạy gì với học sinh tự kỷ. Và để dạy cậu bé đó trong môi trường hòa nhập với cả lớp, để xử lý tình huống khi cậu bé có hành vi bất thường, mình buộc phải tự học.

Học bằng cách quan sát cậu bé đó khi học, khi chơi, khi tham gia các hoạt động, khi ăn, khi ngủ, khi cậu bé đi qua chiếc loa của trường, khi lăn trên nền gạch… Học bằng cách trao đổi với cô giáo riêng đi kèm hỗ trợ cậu bé trong các tiết học, học bằng cách hỏi google những gì liên quan đến từ “tự kỷ”.

Nhưng những điều trong sách, những điều trên mạng… là một biển mênh mông kiến thức mà mình không thể hiểu hết vì những phương pháp giáo dục trẻ tự kỷ không có gì liên quan đến Âm nhạc - công việc chính của mình đang làm. Vậy nên mình chuyển hướng, mình học thế nào là “tự kỷ”, mình học từ chính việc quan sát cậu bé đó.

Mình hiểu cậu bé sợ tiếng loa khi nó phát ra âm thanh chói tai, sợ ăn tôm, không nhìn cô giảng nhưng biết cô đang dạy môn gì. Cậu bé sợ đám đông và thích cảm giác lạnh buốt khi lăn dưới sàn gạch vào mùa đông… Những điều nhỏ bé đó được mình ghi chép vào cuốn sổ nhỏ và tự lúc nào không biết, khi mình quan tâm đến ai đó đủ lâu, mình thấy yêu họ”.

co giao xinh dep ha thanh nghien cuu su dung am nhac trong giao duc tre tu ky
Những phương pháp giáo dục trẻ tự kỷ không có gì liên quan đến Âm nhạc - công việc chính của cô đang làm

Một lần, khi tổ chức bữa tiệc âm nhạc cho cả lớp, trong khi cả lớp hò reo theo một bạn nhỏ đang đánh đàn organ, Ngọc Hà nhận ra cậu bé đó lầm lũi quan sát những ngón tay trên phím đàn, lắc đầu theo, nhoẻn miệng cười vu vơ tỏ vẻ thích thú.

Tiết học kết thúc, Hà giữ cậu bé lại, cầm tay cậu bé đặt lên phím đàn. Cậu bé thích thú ấn hết phím này đến phím khác một cách say mê, tập trung. Và theo Hà được biết, với cậu bé “tự kỷ” thì việc tập trung chú ý là một điều khó nhưng cách thể hiện cảm xúc còn khó hơn. Đặc biệt, những gì cô giáo nói cậu không hiểu, nhưng những sắc thái mạnh - nhẹ, to - nhỏ thể hiện trên đàn cho cậu cảm giác.

Chính vì thể Hà quyết định đi tìm câu trả lời từ âm thanh với trẻ tự kỷ. Đó là lý do cô lấy tên đề tài tốt nghiệp thạc sĩ tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam là “Sử dụng Âm nhạc trong giáo dục trẻ tự kỷ”.

co giao xinh dep ha thanh nghien cuu su dung am nhac trong giao duc tre tu ky
Chính vì thể Hà quyết định đi tìm câu trả lời từ Âm thanh với trẻ tự kỷ

“Ở đâu ngôn ngữ bất đồng thì ở đó Âm nhạc vang lên thay thế”

“Bước đầu với cậu bé đầu tiên tại trường là thế, nó đơn giản và cũng may mắn là cậu bé có năng khiếu thiên bẩm về âm nhạc. Những gì mình dạy về cảm nhận âm thanh, tiết tấu, cao độ với cậu bé là sự thành công rất đỗi ngạc nhiên từ chính bản thân mình và gia đình cậu bé.

Nhưng khi chọn đề tài nghiên cứu thì mình phải đến trung tâm dành cho trẻ tự kỷ. Mình đã thất bại thảm hại và rút ra bài học vô cùng quý giá: “Mỗi đứa trẻ tự kỷ là một biểu hiện khác nhau, mức độ khác nhau nên không thể dùng cách dạy bé này để dạy bé khác”.

Cô giáo trẻ tâm sự, 2 năm thực hiện đề tài, có hàng trăm lần muốn bỏ cuộc. Mỗi lần thành công ở bạn nhỏ này thì thất bại ở bạn nhỏ khác nhưng từ đó Ngọc Hà rút ra bài học. Hà học được cách phát triển trò chơi, học cách thay đổi phương pháp theo từng đứa trẻ, học cách kiên trì từ phụ huynh và từ chính những đứa trẻ đó.

co giao xinh dep ha thanh nghien cuu su dung am nhac trong giao duc tre tu ky
2 năm thực hiện đề tài, có hàng trăm lần Hà muốn bỏ cuộc

Có những lúc Hà thấy bế tắc quá, cô đến gặp thầy giáo hướng dẫn của mình. Thầy lúc nào cũng cười, thỉnh thoảng thấy Hà căng thẳng quá, thầy lại kể cho nghe vài câu chuyện vu vơ. Thầy không động viên Hà đi tiếp, thầy cũng chẳng khuyên nên dừng lại. Chỉ đơn giản là thầy chỉ cho Hà con đường nên đi và cách để không bị căng thẳng do cái tính quá cầu toàn mà cô tự đặt ra.

Thay vì tìm cách dạy nhạc cho những đứa trẻ đặc biệt, thầy hướng dẫn Hà nên tìm cách sử dụng âm nhạc để khắc phục các khiếm khuyết của trẻ như: Khiếm khuyết trong giao tiếp, khiếm khuyết về ngôn ngữ, khiếm khuyết trong việc tập trung… và đó là con đường chính xác Hà cần phải đi.

Hà kể, có vô số kỷ niệm trên con đường cô lựa chọn, buồn có vui có. Nhưng có lẽ điều mà Hà nhớ nhất vẫn là ngày bảo vệ luận văn tốt nghiệp, ngày nhiều nước mắt rơi nhất. Nước mắt của ba mẹ những em bé tự kỷ, nước mắt của chính thầy cô phản biện Hà vì trong gia đình thầy cũng có cháu mắc chứng tự kỷ và thầy đã khóc khi đọc luận văn của cô.

Còn Hà, tác giả của luận văn khóc vì may mắn có những người thân yêu trong gia đình luôn ủng hộ. Hà nhớ điều cuối cùng cô nói trước hội đồng là “Con hứa sau hôm nay sẽ về nhà và nấu cho mọi người một bữa ăn thật ngon” vì từ lúc về làm dâu, Hà chưa phải vào bếp bao giờ.

Và đến tận bây giờ, Hà vẫn chưa vào bếp để nấu bữa cơm đó. Vì mọi người trong nhà vẫn ưu ái dành thời gian đó để Hà chơi cùng các em bé đặc biệt, để cô chia sẻ với gia đình các bé, để ba mẹ cùng tương tác với trẻ tại nhà thông qua âm nhạc.

co giao xinh dep ha thanh nghien cuu su dung am nhac trong giao duc tre tu ky
Điều mà Hà nhớ nhất vẫn là ngày bảo vệ luận văn tốt nghiệp, cái ngày nhiều nước mắt rơi nhất

“Sau tất cả thì đề tài được mang ra sử dụng và áp dụng vào thực tiễn. Rất nhiều bạn đồng nghiệp tìm đọc và tiếp tục nghiên cứu, phát triển nó. Mình đã thất bại rất nhiều lần và mình học được rất nhiều từ những thất bại đó.

Trước đây, mình thường nản chí và cảm thấy bế tắc khi dạy một kỹ năng mà với những đứa trẻ bình thường thì chỉ cần nhìn là chúng có thể bắt chước lại ngay (ví dụ như vỗ tay chẳng hạn) nhưng với trẻ tự kỷ, mình phải dạy cả tháng trời liên tục bé mới làm được. Còn giờ đây, mình dám thất bại vì mình biết cách thay đổi, biết cách chờ đợi và sẽ chờ đợi.

Không giống việc giáo dục âm nhạc, trị liệu âm nhạc là sử dụng âm nhạc nhằm mục đích khắc phục các khiếm khuyết của trẻ tự kỷ. Trị liệu âm nhạc là chương trình xây dựng riêng cho từng bạn, theo từng mức độ và mục tiêu khác nhau.

“Ở đâu ngôn ngữ bất đồng thì ở đó âm nhạc vang lên thay thế”. Âm nhạc thể hiện sắc thái, tình cảm. Âm nhạc là sợi dây gắn kết mọi người, giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng bằng cách tự nhiên nhất. Và đó là giá trị cốt lõi của âm nhạc”, Hà nhấn mạnh.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.