Keo dán gạch là một loại vật liệu mới được tung ra thị trường xây dựng trong những năm gần đây, với công dụng chính là tăng khả năng kết dính gạch vào bề mặt cần lát.
Tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng keo dán gạch đã nhanh chóng trở thành một trong những sản phẩm được nhiều gia đình ưa chuộng bởi những lợi ích mà loại vật liệu mới này mang lại. Trong khi đó, phương pháp lát gạch bằng xi măng vẫn tiếp tục được nhiều người dùng “trung thành” sử dụng do những thế mạnh riêng của mình.
Vậy bạn có nên dùng keo dán gạch để lát sàn nhà? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng so sánh ưu nhược điểm của hai phương pháp này trong phần dưới đây để có thể lựa chọn cách lát gạch hợp lý nhất cho gia đình của mình nhé.
Để so sánh keo dán gạch và xi măng, bạn có thể tìm hiểu từng ưu, nhược điểm của hai loại vật liệu lát gạch này để có cái nhìn tổng quan và chi tiết nhất, cụ thể:
Keo dán gạch có những ưu điểm như:
- Khả năng kết dính cao
- Khả năng tương thích cao với nhiều dòng gạch kích thước lớn, nhở
- Thi công được trên nhiều mặt nền khác nhau
- Tính ổn định cao, không bị co ngót, bong tróc khi thay đổi nhiệt độ, độ ẩm
- Chống thấm nước tốt và giúp công trình trở nên bền bỉ hơn.
Ngoài những ưu điểm trên, người sử dụng cũng cần quan tâm tới những nhược điểm sau:
- Thời gian đông cứng lâu nên công trình sau khi đi vào hoàn thiện cũng phải rất lâu sau đó mới có thể sử dụng
- Giá thành thi công và mua vật liệu không hề rẻ
- Nếu thi công trên mặt nền không bằng phẳng, sạch sẽ, khô ráo… thì khả năng kết dính của keo bị giảm thiểu đáng kể
Nhiều gia đình ngày nay vẫn sử dụng xi măng để lát gạch bởi những ưu điểm sau:
- Giá thành rẻ, phù hợp với nhiều công trình xây dựng
- Có thể dùng để dán gạch và lót nền cùng lúc
- Sử dụng vữa xi măng do tính chất đóng rắn rất nhanh nên gần như thao tác ốp lát gạch cần phải chính xác 100% ngay từ ban đầu
Nhược điểm của xi măng khi dùng trong lát gạch là:
- Giai đoạn chuẩn bị rất tốn thời gian, công sức
- Độ ẩm, hơi nước có thể tích tụ bên dưới gạch làm cho chúng dễ bị bong tróc, giảm chất lượng thi công của công trình
- Không dùng được cho loại gạch ít hút nước và các loại gạch/đá có kích thước lớn
- Không thể dùng để dán gạch trên bề mặt gạch cũ, hoặc bề mặt xi măng nhẵn bóng
Mỗi phương pháp ốp lát đều có những ưu nhược điểm riêng. Dựa vào ngân sách và mục đích sử dụng, gia đình có thể chọn một trong hai vật liệu để lát gạch cho ngôi nhà của mình. Để so sánh rõ hơn, bạn có thể xem bảng bên dưới:
Các yếu tố so sánh | Keo dán gạch | Xi măng lát gạch |
Thành phần | Cát + Xi măng + Polymer + Chất phụ gia | Xi măng + Cát + Nước |
Loại gạch ốp lát sử dụng | Phù hợp các loại gạch granite, hoa cương, Porcelain, mosaic, Ceramic | Phù hợp với gạch hút nước như gạch bông, gạch Ceramic |
Phương thức thi công | Có thể dán gạch trực tiếp lên các bề mặt tấm thạch cao, nhôm, sắt, bề mặt gạch cũ,… | Phù hợp cho thi công ốp lát trên bề mặt nền xi măng vữa |
Điều chỉnh gạch sau khi thi công | Có thể điều chỉnh gạch dễ dàng, linh hoạt trong vòng 20-30 phút | Có thể điều chỉnh gạch trong vòng 5 phút |
Thời gian sử dụng sau khi pha trộn | 240 phút | 45 phút |
Công đoạn chuẩn bị
| - Đơn giản không cần ngâm gạch - Chỉ cần pha trộn keo dán gạch với nước theo đúng tỷ lệ - Ít chiếm diện tích, gọn gàng, sạch sẽ và tiết kiệm thời gian pha trộn | - Phức tạp, cần ngâm gạch - Cần pha trộn Cát + Xi măng + Nước - Chiếm diện tích, tốn thời gian pha trộn |
Thời gian đưa vào sử dụng | Sau 24 giờ | Sau 3 ngày |
Chất lượng dán | Ổn định, kiểm soát được | Có khả năng phồng rộp, nứt bề |
Độ linh hoạt | Cho tất cả các ngóc ngách | Còn hạn chế ở những ngóc ngách nhỏ |
Yếu tố môi trường | Sạch sẽ không gây bụi | Có bụi nhưng không nhiều |
Giá thành | Đắt hơn | Rẻ hơn |