Cổ phiếu Habeco đang nóng hầm hập

Carlsberg mong muốn nắm ít nhất 51% cổ phần của Habeco. Thông tin này khiến cổ phiếu BHN nóng hầm hập, giúp Habeco có thêm ngàn tỷ.

Cuối tháng 8, đầu tháng 9 là khoảng thời gian cổ đông của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) dồn dập đón nhận thông tin. Đầu tiên là lãnh đạo Habeco cho biết Hội đồng quản trị Habeco đã ra Nghị quyết về việc tạm dừng quyền điều hành của Tổng giám đốc Nguyễn Hồng Linh.

Habeco không tiết lộ lý do tạm dừng quyền điều hành của ông Nguyễn Hồng Linh mà chỉ cho biết: "Việc dừng quyền điều hành của ông Linh được HĐQT thực hiện theo đúng yêu cầu của Bộ Công Thương. Theo đó, ông Linh tạm thời không điều hành Habeco để tập trung vào công tác thoái vốn theo chỉ đạo của Chính phủ"

Ông Ngô Quế Lâm, Phó tổng giám đốc được tạm thời ủy quyền thực hiện quyền, nhiệm vụ của Tổng giám đốc thay cho ông Linh từ ngày 21/8. Thông tin này ảnh hưởng không tốt tới cổ phiếu BHN.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, cổ đông Habeco được "bù đắp" khi Habeco được Carlsberg săn đón. Trong hàng thập kỷ qua, Carlsberg luôn bày tỏ mong muốn thâu tóm Habeco. Tuy nhiên, kế hoạch tăng vốn lên 30% của Carlsberg dù được Bộ Công thương ủng hộ nhưng mãi chưa thành hiện thực.

Cơ hội trở lại với Carlsberg vào tháng 7 năm nay. Ngày 14/7, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ. Tại cuộc họp, ông Bùi Trường Thắng - Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, cho biết, Nhà nước đã có phương án thoái vốn tại Habeco và Sabeco.

duoc carlsberg yeu habeco nong ham hap co them ngan ty

Mới đây, chia sẻ về vấn đề thoái vốn Nhà nước tại Habeco, ông Vương Toàn, Phó Tổng Giám đốc Habeco cho biết, ngoài quyền ưu tiên mua, Carlsberg mong muốn nắm ít nhất 51% cổ phần của Habeco. Tuy nhiên, thương vụ này vẫn có nhiều vướng mắc.

“Tuy nhiên, vẫn vướng đó là nhà đầu tư nước ngoài không được mua quá 49% cổ phần của doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện, bởi hiện Habeco có các thành viên gồm lương thực, bất động sản và ngành rượu. Những vướng mắc liên quan tới quá trình đàm phán với Carlsberg, chúng tôi sẽ có đề nghị lên các cấp có thẩm quyền để có phương án cụ thể”, ông Vương Toàn nói.

Có thể thấy, không dễ dàng cho Carlsberg thâu tóm Habeco. Tuy nhiên, thông tin này vẫn khiến cổ đông nức lòng. Ngay khi thông tin này được công bố, cổ phiếu BHN bất ngờ tăng trần, tăng 6.000 đồng/CP lên 91.900 đồng/CP trong phiên giao dịch 11/9.

Tới sáng nay, dù đầu phiên tăng nhẹ nhưng không lâu sau đó, BHN lấy lại sắc tím, tăng 6.400 đồng/CP lên 98.300 đồng/CP. BHN sắp lọt vào "câu lạc bộ các cổ phiếu có giá trên 100.000 đồng". Nhờ 2 phiên tăng mạnh, vốn hóa thị trường Habeco tăng 2.874 tỷ đồng lên 22.786 tỷ đồng. Habeco lần đầu tiên lột vào danh sách các công ty có vốn hóa tỷ đô.

Với việc nắm giữ hơn 40 triệu cổ phiếu BHN, trong 2 ngày vừa qua, khoản đầu tư của Carlsberg vào Habeco tăng 496 tỷ đồng lên 3.932 tỷ đồng.

Trong khi đó, đối thủ chính của Habeco là Sabeco đã hạ nhiệt sau nhiều phiên tăng nóng. Vừa qua, SAB đã có chuỗi 8 phiên tăng liên tiếp. Tuy nhiên, tới sáng 12/9, SAB quay đầu sụt giảm. Có thời điểm, SAB xuống "đáy" 280.000 đồng/CP sau khi giảm 5.000 đồng/CP. Với đà giảm này, SAB khiến vốn hóa thị trường Sabeco "bốc hơi" 3.206 tỷ đồng xuống 179.559 tỷ đồng.

Cổ phiếu BHN và SAB vẫn được nhà đầu tư quan tâm vì Việt Nam có... tốc độ tiêu thụ bia vào Top đầu thế giới. Báo cáo tình hình phát triển công nghiệp, thương mại của Bộ Công Thương cho biết, sản lượng bia năm 2016 của Việt Nam là 3,788 tỷ lít bia. Theo dữ liệu này, trung bình mỗi người Việt uống 42 lít bia, tăng khoảng 4 lít so với năm ngoái.

Trong vài phiên gần đây, VN-Index vượt mốc 800 điểm đã trở thành tâm điểm của thị trường chứng. Thế nhưng, vấn đề nằm ở chỗ, VN-Index đi lên khi phụ thuộc vào một vài cổ phiếu trụ như SAB, BHN, ROS,... chứ không phải dựa vào toàn thị trường.

Hôm nay, cùng với "trụ" SAB, "trụ" ROS của công ty cổ phần xây dựng FLC Faros cũng quay đầu suy yếu. Trong phiên buổi sáng, có thời điểm ROS rơi xuống 112.400 đồng/CP sau khi giảm 8.100 đồng/CP. ROS khiến vốn hóa thị trường công ty FLC Faros giảm 3.831 tỷ đồng.

Là cổ đông lớn nhất tại FLC Faros, chỉ trong phiên giao dịch sáng 12/9, giá trị cổ phiếu ROS của ông Trịnh Văn Quyết, người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam hao hụt hơn 2.500 tỷ đồng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.