Cổ phiếu sông Đuống được AquaOne mang đi 'gán nợ' những đâu?

Hàng chục triệu cổ phiếu Sông Đuống được AquaOne mang đi “gán nợ” tại nhiều nơi để vay vốn.
avatar_1575022237799

Nhà máy nước mặt sông Đuống với tham vọng cung cấp nước cho 1/3 dân số Hà Nội.

Cổ phiếu sông Đuống bị cầm cố khắp nơi

Theo thông tin trên Cục Đăng kíý quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp), căn cứ hợp đồng số 136/2018/HĐCC/IVBTL-AQO –SĐ được kí ngày 12/9/2018, Ngân hàng TNHH Indovina – chi nhánh Thiên Long (36 phố Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa , Đống Đa , Hà Nội) nhận bảo đảm quyền sở hữu 11.977.438 cổ phần phổ thông của Công ty CP nước mặt sông Đuống, thuộc sở hữu của Công ty CP AquaOne với giá trị định giá là 118,325 tỉ đồng. 

Thông qua hợp đồng này, Indovina sẽ cấp khoản tín dụng 590 tỉ đồng cho AquaOne.

Đến ngày 31/1/2019, số lượng cổ phiếu cầm cố tại đây của AquaOne đã tăng lên 24.877.438 cổ phần, giá trị định giá 245,764 tỉ đồng.

Tiếp đó, đến 9/9/2019, AquaOne đã rút bớt lượng cổ phiếu sông Đuống cầm cố tại ngân hàng xuống còn 20.890.664 cổ phần, giá trị định giá 206,378 tỉ đồng.

Ngoài cầm cố cổ phần sông Đuống tại Ngân hàng Indovina, AquaOne còn cầm cố cổ phiếu của Công ty CP nước mặt sông Đuống tại Công ty CP quản lí quỹ Sài Gòn (Tầng 9, số 2A Đại Cồ Việt, P. Lê Đại Hành , Hai Bà Trưng , Hà Nội) để vay vốn.

Cụ thể, theo hợp đồng kí ngày15/10/2018, Công ty CP quản lí quỹ Sài Gòn nhận cầm cố số lượng 20 triệu cổ phần, tổng giá trị theo mệnh giá là 200 tỉ đồng từ AquanOne.

Nhận vốn khủng từ Vietinbank và đơn vị liên quan

Như Báo Giao thông đã phản ánh, dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống thuộc Công ty CP nước AquaOne là dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt có quy mô lớn nhất miền Bắc, với tổng vốn đầu tư dự án theo giấy chứng nhận đầu tư gần 5.000 tỉ đồng.

Trong đó, vốn góp để thực hiện dự án chỉ chiếm hơn 999,6 tỉ đồng (tương đương 20%), còn lại gần 4.000 tỉ đồng là vốn đi vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank). Riêng trong năm 2018, Công ty CP nước mặt sông Đuống vay của VietinBank chi nhánh Đô Thành hơn 2.483 tỉ đồng.

Một điểm đáng chú ý, Vietinbank cho sông Đuống vay vốn dưới dạng tín dụng mà một đơn vị khác thuộc VietinBank là Công ty TNHH MTV Quản lí quỹ VietinBank (VietinBank Capital) cũng tham gia dự án với vai trò cổ đông góp vốn.

Theo giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp ngày 8/6/2016 của sông Đuống, cổ đông lớn nhất tại Công ty chính là VietinBank Capital với 58% cổ phần, tương đương 580 tỉ đồng. Tỉ lệ này vẫn được giữ nguyên cho tới hết năm 2018 (theo báo cáo tài chính 2018 của sông Đuống).

Ngoài VietinBank Capital, nguồn tiền đổ vào dự án này có liên quan tới Vieinbank còn phải kể tới Ngân hàng Indovina như đề cập ở trên khi ngân hàng này nhận cầm cổ hàng chục triệu cổ phiếu sông Đuống của AquaOne.

Không những vậy, Ngân hàng Indovina - chi nhánh Thiên Long còn rót 30 tỉ đồng cho Aquaone thông qua hợp đồng cầm cố 8,26 triệu cổ phần phổ thông của Công ty CP Cấp thoát nước Phú Yên, với giá trị định giá là 82,6 tỉ đồng theo hợp đồng kí ngày 25/4,2017.

Bên cạnh đó, cũng phải kể tới giao dịch cầm cố 450.000 cổ phiếu của Công ty CP Dược Trung Ương Mediplantex (mã chứng khoán: MED) thuộc quyền sở hữu của Công ty CP Nước AquaOne với tổng trị giá 16,2 tỉ đồng theo hợp đồng kí ngày 28/9/2015 để Indovina cấp tín dụng cho AquaOne.

Trùng hợp, Indovina Bank là ngân hàng liên doanh được thành lập với phần vốn góp 50% từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và 50% từ Ngân hàng Cathay United (Cathay United Bank – CUB). Đến cuối năm 2015, vốn điều lệ của Indovina là 193 triệu USD, trong đó VietinBank và Cathay United Bank mỗi bên góp 96,5 triệu USD.

Như vậy chỉ tính đến cuối năm 2018, tổng số tiền mà VietinBank và các thành viên Vietinbank rót vào dự án nước mặt sông Đuống không dừng ở gần 3.000 tỉ đồng vốn tín dụng rót trực tiếp (trong khi toàn bộ chi phí xây dựng cơ bản dở dang của dự án đến cuối năm 2018 chưa đến 3.200 tỉ đồng).

Theo báo cáo tài chính 2018 của Công ty CP nước mặt Sông Đuống, đến cuối 2018, công ty này có cổ đông lớn nhất là Công ty TNHH MTV quản lí quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (58%), VIAC (No. 1) Limited Partnership (Singapore) 27%, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội 10%, Công ty TNHH MTV Ứng dụng Công nghệ mới và Du lịch 5%.

Công ty CP nước AquaOne dù là cổ đông sáng lập chính của Công ty CP nước mặt sông Đuống nhưng lại không phải là cổ đông lớn.

VIAC (No. 1) Limited Partnership (Singapore) cũng được biết tới trong giao dịch cầm cố 16.640.000 cổ phần (32% vốn điều lệ) của Công ty CP Nước AquaOne Hậu Giang do AquaOne nắm giữ để cho AquaOne vay vốn hồi tháng 10/2015.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.