Cổ phiếu tăng… vì U23 Việt Nam; đại gia ngồi tù vẫn "kiếm tiền như nước"

Tuần này, sự kiện thu hút được nhiều sự quan tâm là các cầu thủ của tuyển U23 Việt Nam. Trong đó, hàng loạt tuyển thủ nổi bật góp mặt trong đội hình đều đến từ các lò đào tạo của các đại gia như bầu Đức, bầu Hiển. Điều này đã góp phần đẩy giá cổ phiếu của những ông bầu này tăng lên không ít.

Hiệu ứng U23, cổ phiếu bầu Đức, bầu Hiển hưởng lợi

Trước trận chung kết với U23 Uzbekistan, trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu các công ty của bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức - sở hữu CLB Hoàng Anh Gia Lai) và bầu Hiển (ông Đỗ Quang Hiển – sở hữu CLB Hà Nội) được giới đầu tư quan tâm.

Phiên cuối tuần, cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ tăng trần lên 8.490 đồng/cổ phiếu sau hai phiên giảm ngày 19 và 22/1. Mã này thậm chí còn không hề có dư bán cuối phiên, dư mua giá trần còn 1,8 triệu đơn vị. Khớp lệnh toàn phiên của HAG đạt tới 21,5 triệu cổ phiếu.

co phieu tang vi u23 viet nam dai gia ngoi tu van kiem tien nhu nuoc
Trước trận chung kết với U23 Uzbekistan, trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu các công ty của bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức - sở hữu CLB Hoàng Anh Gia Lai) và bầu Hiển (ông Đỗ Quang Hiển – sở hữu CLB Hà Nội) được giới đầu tư quan tâm.

Cùng với HAG, mã HNG của Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai cũng tăng 2,1% lên 9.200 đồng, khớp lệnh đạt trên 3,1 triệu đơn vị.

Ngoài ra, cổ phiếu SHB cũng ghi nhận phiên tăng thứ 6 liên tục, đạt mức giá 12.200 đồng, mức giá cao nhất trong hơn 1 năm trở lại đây. Phiên này SHB khớp lệnh “khủng” gần 25 triệu cổ phiếu.

Diễn biến khiến nhiều người bất ngờ, không ít người còn thẳng thắn bày tỏ mối thắc mắc này trên các diễn đàn chứng khoán. Và câu trả lời từ giới đầu tư cũng bất ngờ không kém: “Vì U23!”.

Điểm đáng chú ý là do trong đội hình U23 Việt Nam “tham chiến” VCK U23 châu Á lần này có tới 10 cầu thủ Hoàng Anh Gia Lai được triệu tập. Ngoài ra, “người hùng” Nguyễn Quang Hải, tiền vệ Đức Huy, hậu vệ Văn Hậu, các trung vệ Đình Trọng, Duy Mạnh là những cầu thủ xuất thân từ các đội trẻ của CLB Hà Nội, đội bóng của ông bầu Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch SHB.

Vợ chồng bầu Kiên có thêm hơn 1.200 tỷ đồng trong 1 năm qua

Theo những số liệu mới nhất thì cổ đông cá nhân đang nắm nhiều cổ phần nhất tại ACB là bà Đặng Ngọc Lan với sở hữu trên 38,5 triệu cổ phiếu và ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), chồng bà Lan sở hữu 31,57 triệu cổ phiếu.

Với tổng sở hữu trên 70 triệu cổ phiếu ACB, vợ chồng bà Lan đang có khoảng 2.880 tỷ đồng tài sản trên sàn chứng khoán (theo thị giá ACB). Khối tài sản này đã tăng hơn 1.200 tỷ đồng trong suốt 1 năm qua nhờ diễn biến tích cực của cổ phiếu ACB.

Đại gia thủy sản vỡ trận: Nợ 10 ngàn tỷ, lỗ nặng 700 tỷ đồng

Công ty CP Hùng Vương (HVG) của ông Dương Ngọc Minh vừa có báo cáo giải trình các số liệu trên báo cáo tài chính kiểm toán năm tài chính 2016-2017 (kết thúc vào 30/9 năm sau).

Theo đó, công ty lỗ sau kiểm toán tăng gấp hơn 10 lần, lên trên 700 tỷ đồng, là do doanh thu tại một số doanh nghiệp con, doanh nghiệp liên kết giảm. Trong khi đó, giá vốn, chi phí, trích lập dự phòng, chênh lệch tỷ giá,...lại tăng mạnh.

Theo HVG, doanh thu tại AGF giảm mạnh hàng trăm tỷ, trong khi giá vốn tăng do trích lập dự phòng tăng vọt. Tại Thực Phẩm Sao Ta (FMC), doanh thu hoạt động tài chính giảm do cấn trừ chênh lệch tỷ giá...

Ảnh hưởng lớn nhất chính là chi phí quản lý HVG tăng hơn 540 tỷ đồng do điều chỉnh tăng dự phòng tại công ty mẹ và tại Thủy sản An Giang (AGF), dự phòng Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng.

Đây đều đã hoặc đã từng là những công ty con và công ty liên kết của Thủy sản Hùng Vương của "ông trùm" thủy sản một thời Dương Ngọc Minh.

Từ một "ông trùm" trong ngành cá tra với hàng loạt vụ thâu tóm khủng trong ngành thủy sản, Thủy sản Hùng Vương giờ ngập trong thua lỗ và nợ lần. Lỗ lũy kế của doanh nghiệp này đã lên tới hơn 420 tỷ đồng. Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh phải bán nhiều tài sản để trả nợ.

Vượt bà Phương Thảo, tỷ phú USD thứ 5 Việt Nam xuất hiện

Với cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát tăng dữ dội trong các phiên gần đây, ông Trần Đình Long đã chính thức trở thành tỷ phú USD mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) nhờ sở hữu hơn 381 triệu cổ phiếu HPG.

Trong phiên 22/1, HPG tăng 6,5% lên 63.600 đồng/cp. Qua đó, ông Trần Đình Long đang sở hữu khối tài sản quy từ cổ phiếu HPG trị giá khoảng 24,3 ngàn tỷ đồng (tương đương gần 1,1 tỷ USD). Như vậy, ông Trần Đình Long là tỷ phú USD thứ 5 trên TTCK.

co phieu tang vi u23 viet nam dai gia ngoi tu van kiem tien nhu nuoc

Nếu xét khối tài sản theo số lượng cổ phiếu trực tiếp nắm giữ trên sàn, ông Trần Đình Long thậm chí còn vượt bà Nguyễn Thị Phương Thảo và là người giàu thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau ông Vượng và ông Trịnh Văn Quyết.

Trong vòng 6 tháng, cổ phiếu này đã tăng gấp đôi nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng. Qua đó giúp ông Trần Đình Long lọt top tỷ phú USD Việt Nam.

Doanh nghiệp thép có thị phần lớn nhất Việt Nam của ông Long vừa báo lợi nhuận sau thuế cao lịch sử, đạt 8 ngàn tỷ đồng, vượt 21% so với năm trước. Đây được xem là một trong những cổ phiếu “không đỉnh” đang tăng trưởng như vũ bão trên TTCK.

Một đại gia chi hơn 480 tỷ đồng mua gọn lô cổ phiếu Novaland

Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa phát thông báo đã hoàn tất việc thực hiện chuyển quyền sở hữu 5,7 triệu cổ phiếu Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - mã chứng khoán: NVL).

Theo đó, khối lượng cổ phiếu trên được chuyển từ Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVN Finance) sang một cá nhân là ông Nguyễn Hiếu Liêm vào ngày 26/1/2018.

Trong ngày 26/1, cổ phiếu NVL đã giảm nhẹ 100 đồng mỗi cổ phiếu xuống mức giá 84.500 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, mức giá này của NVL cũng đã có hơn 35,2% so với 1 tháng trước và tăng gần 39% sau 1 năm.

Tính theo mức thị giá của cổ phiếu NVL ngày 26/1, ước tính, ông Nguyễn Hiếu Liêm đã phải chi gần 482 tỷ đồng để sở hữu 5,7 triệu cổ phiếu NVL.

Bầu Đức quay lại thủy điện sau 4 năm vật lộn khó khăn

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL – mã chứng khoán HAG) ngày 26/1 vừa ký phê duyệt việc góp vốn thành lập Công ty cổ phần Thủy điện Hoàng Anh Sài Gòn.

Theo đó, HAGL đã quyết góp 49,5 tỷ đồng vào Thủy điện Hoàng Anh Sài Gòn. Ông Võ Trường Sơn, Tổng giám đốc HAGL được cử làm người đại diện phần vốn của HAGL tại Thủy điện Hoàng Anh Sài Gòn.

co phieu tang vi u23 viet nam dai gia ngoi tu van kiem tien nhu nuoc

Như vậy, sau 4 năm rút chân khỏi phần lớn dự án thủy điện trong nước, nay doanh nghiệp do ông Đoàn Nguyên Đức làm Chủ tịch Hội đồng quản trị đã tăng đầu tư vào lĩnh vực này.

Còn nhớ, vào giữa năm 2013, ban lãnh đạo HAGL đã quyết định bán toàn bộ 6 dự án thủy điện tại Việt Nam để tái cấu trúc lại toàn bộ tập đoàn. Các dự án này gồm Daksrong 2, Daksrong 2A, Daksrong 3A, Daksrong 3B, Bá Thước 1, Bá Thước 2 trong khi vẫn giữ 2 dự án tại Lào là Nam Kong 2, Nam Kong 3. Tổng công suất của các nhà máy này vào khoảng 211,7 MW.

Tiền từ việc bán các dự án thủy điện nói trên được HAGL sử dụng đầu tư cho các dự án tại Myanmar và trả nợ ngân hàng. Tuy vậy, tập đoàn này vẫn giữ lại các dự án thủy điện đang xây dựng tại Lào.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.