Có thể áp dụng kinh nghiệm quốc tế để dẹp vỉa hè ở Việt Nam?

Kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái, người có nhiều công trình nghiên cứu về TP HCM cho rằng, Việt Nam có thể áp dụng cách thức mà một số nước trên thế giới đã áp dụng để dẹp tình trạng lấn chiếm vỉa hè.
co the ap dung kinh nghiem quoc te de dep via he o viet nam
Lực lượng chức năng tiến hành tháo dỡ những vỉ sắt để dắt xe máy lên do vi phạm lấn chiếm vỉa hè (Ảnh: Nguyễn Yên)

Theo Kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Hữu Thái, TP HCM có nét gần giống với TP Đài Bắc (Đài Loan) về vấn đề xe máy. Tuy đã có các phương tiện giao thông công cộng khá tốt, lượng xe máy vẫn không giảm, đường phố chật hẹp gặp khó khăn. Cách đây hơn chục năm, tắc đường ở Đài Bắc rất khủng khiếp và trở nên ám ảnh người dân cũng như khách du lịch.

co the ap dung kinh nghiem quoc te de dep via he o viet nam
KTS Nguyễn Hữu Thái: Có lẽ nay ta nên tích cực nghiên cứu cách thức của Singapore, Bangkok đã và đang làm để dần giải quyết các vấn đề này.

Chính quyền nơi đây đã giải quyết thực trạng xe máy lấn chiếm vỉa hè bằng phương án tổ chức phân làn, đẩy mạnh dự án xe buýt nhanh, tạo nhiều bãi đậu xe, thu phí đậu xe gắn máy khá cao, thu phí đặc biệt đối với xe đi vào những khu vực hay kẹt xe.

Ban đầu người dân phản đối nhưng qua thời gian ngắn, hiệu quả thấy rõ nên họ đã chấp thuận.

Còn việc làm sao dung hòa được mỹ quan đô thị và cuộc sống người dân, KTS Nguyễn Hữu Thái cho rằng, đây không phải là vấn đề xảy ra ở riêng tại Việt Nam mà ngay cả ở nhiều quốc gia khác cũng gặp phải tình cảnh tương tự.

Ông dẫn chứng, như Bangkok (Thái Lan) cũng lúng túng trong chuyện này suốt nhiều năm qua.

Có lúc chính quyền Bangkok cấm người buôn bán hàng rong trên phố để lập lại trật tự vỉa hè. Lúc khác, chính quyền lại cho phép người bán hàng rong kinh doanh trên vỉa hè nhưng có trật tự qui củ hơn.

Chính quyền Đài Bắc cũng vậy, đã từng đau đầu trước tình trạng hàng rong. Giải pháp của thành phố này là giải quyết từng cụm. Tức là làm thoáng đường nào chính quyền sẽ cử một người có mặt tại đó để quản lý, ngăn không cho tái phát. Hết con đường này họ chọn làm con đường khác, từ đó dần thay đổi ý thức người dân.

“Bên cạnh đó, chính quyền các nước này còn cho phép buôn bán ở những vỉa hè rộng trên 5m, vị trí kinh doanh lấn vỉa hè chỉ 1- 2m và được kẻ vạch sơn.

Tuy vậy, do thiếu mặt bằng, tình trạng vệ sinh lại quá tồi tệ, vỉa hè tuy vui nhộn nhưng lại quá nhếch nhác. Nay họ đang có biện pháp dẹp buôn bán vỉa hè, tập trung vào một số khu vực, giống như Singapore”, KTS Nguyễn Hữu Thái cho biết.

co the ap dung kinh nghiem quoc te de dep via he o viet nam
Nhiều đơn vị khác nhau của các quận đã tham gia trong chiến dịch lập lại trật tự lòng lề đường (Ảnh: Đại Việt)

Ở nước ta, thời gian qua, với sự nỗ lực của nhiều cá nhân, cơ quan ban ngành, trật tự vỉa hè đã phần nào lập lại.

Theo KTS Nguyễn Hữu Thái, giờ đây TP HCM đã phần nào giải tỏa và lập lại trật tự vỉa hè. Vấn đề còn lại là làm sao để người dân, những người sống phụ thuộc vào vỉa hè vẫn sống được nhưng mỹ quan đô thị cũng được đảm bảo.

“Bước tiếp theo, TP cần làm là sao để người buôn gánh bán bưng có điểm kinh doanh. Cuối cùng là việc qui hoạch các bãi xe để tránh việc để xe bát nháo trên vỉa hè.

Dù có các vạch qui định chỗ để xe trên vỉa hè nhưng người dân vẫn để xe tràn lan và người đi bộ gặp nhiều khó khăn trong di chuyển trên lối đi riêng vốn dành cho họ.

Ngay bản thân tôi, muốn xuống trung tâm cũng cảm thấy bất tiện vì không biết để xe ở đâu.

Có lẽ nay ta nên tích cực nghiên cứu cách thức Singapore, Bangkok đã và đang làm để dần giải quyết các vấn đề này vậy"”, KTS Nguyễn Hữu Thái chia sẻ.

co the ap dung kinh nghiem quoc te de dep via he o viet nam Kinh tế vỉa hè thực ra chỉ là một ảo giác

Kinh tế vỉa hè không phải là một khái niệm kinh tế, mà nó là ảo giác được sinh ra từ những thói quen dễ ...

chọn
Cận cảnh cây cầu dẫn vào nút giao An Phú sắp đến hẹn hoàn thành
Cầu Giồng Ông Tố mới nằm trên tuyến đường Đồng Văn Cống, TP Thủ Đức. Đây là một trong những hạng mục quan trọng của nút giao An Phú, vốn được xem là nút giao đẹp nhất TP HCM khi hoàn thành.