Phận đời giữa phố Tây - Những bé con nhọc nhằn mưu sinh giữa đêm

Phố Tây lên đèn huyên náo cũng là lúc nhiều đứa trẻ bắt đầu len lỏi mưu sinh. Dưới ánh sáng rực rỡ của sự xa hoa là những gương mặt trẻ thơ nhọc nhằn.
phan doi giua pho tay nhung be con nhoc nhan muu sinh giua dem
Cô bé Ngọc Lam lang thang cùng mẹ bán từng vỉ kẹo kiếm tiền

Mỗi tối, nhất là vào cuối tuần, phố đi bộ Bùi Viện lại trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Nhưng giữa bao con người đổi giấc ngủ cho cuộc vui thâu đêm suốt sáng, tôi lại thắt lòng trông thấy những đứa trẻ đổi cả tuổi thơ mình để mưu sinh.

Vật vờ theo mẹ mưu sinh

Những người dân phố Tây hẳn sẽ thường xuyên thấy một bé gái nhỏ xíu bước đi cùng mẹ len qua giữa dòng người đông đúc. Hễ mẹ chỉ vào quán nào là cô bé lại ôm chân khách ở bàn đó để bán kẹo cao su. Cô bé tên Huỳnh Ngọc Lam, chỉ vừa lên 6 tuổi.

Hỏi thăm cô Thành, mẹ Ngọc Lam, mới biết cô bé bị chậm phát triển, đã từng gửi vào nhà trẻ nhưng mà người ta không dám nhận. Ngày xưa gia đình cô Thành ở Nhà Bè, rồi cha mẹ mất, chồng theo vợ khác. Anh trai cô nghe lời vợ đuổi mấy mẹ con cô ra khỏi nhà. Giờ chỉ biết ăn bờ ngủ bụi ngoài đường, đêm đêm lại lang thang ở phố Tây kiếm sống.

Nhìn Ngọc Lam nhỏ thó lon ton trong các hàng quán, tôi không khỏi chạnh lòng. Người ta thương tình cho em tiền, chứ cũng ít ai lấy kẹo. Nghe lời mẹ, hễ ai cho dù chỉ vài nghìn, cô bé cũng đều gật đầu kèm theo tiếng cảm ơn lí nhí.

Tuổi thơ rong ruổi

Nếu cô bé Ngọc Lam có thể không được đến trường, thì Nguyễn Minh Trí (14 tuổi) lại từng học đến lớp 2 nhưng rồi phải bỏ ngang vì nhà không đủ tiền trang trải…

Cha Trí làm nghề bán kẹo kéo, thu nhập bấp bênh. Còn mẹ em bệnh nên chỉ ở nhà làm việc lặt vặt. Nhà Trí có đến 4 anh em. Đứa thì theo xe kẹo của cha rong ruổi khắp các nẻo đường Sài Gòn. Đứa thì tự lê la đi bán rong phụ cha được phần nào hay phần ấy.

Mỗi ngày Trí tự rang hạt dẻ rồi đi bán. Đã mấy năm nay, đêm nào cậu bé cũng đạp xe từ tận Q.7 sang Bùi Viện Q.1. Có khi hết hàng sớm, có khi phải bán đến tận 2 - 3 giờ sáng, cũng có đêm bị bảo vệ tịch thu hết phải lủi thủi về tay không.

Trông thân hình phốp pháp của Trí, tôi đùa rằng em ăn nhiều quá ai mà nuôi nổi. Em lém lỉnh xoa bụng: “Dạ đúng rồi! Lúc nào em cũng đói. Ai cho gì em cũng ăn! Cha em hay nói mày ăn riết chắc sập nhà!”. Em còn nói em muốn làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ và mọi người.

Vô tư là thế, nhưng khi tôi hỏi có muốn đi học lại không, mặt em buồn xo rồi em lắc đầu bảo: “dạ không, vì muốn cũng không có được đi…”. Cậu bạn Lê Hoàng Phúc (15 tuổi) đi cùng Trí tiếp lời “vô trường tụi nó chê tụi em nghèo…”. Phúc cũng bán hạt dẻ ở phố Tây, em học đến lớp 9, nhưng rồi cũng vì cái nghèo mà đành nghỉ học mưu sinh.

phan doi giua pho tay nhung be con nhoc nhan muu sinh giua dem

Học đến lớp 9, Phúc ngậm ngùi nghỉ học mưu sinh

phan doi giua pho tay nhung be con nhoc nhan muu sinh giua dem

Cậu bé gầy gò buồn thiu kể: “Chúng nó nói tụi em nghèo…”

Tôi lặng người hỏi, các em mơ ước điều gì. Các em trả lời mong bán được thật nhiều hạt dẻ. Chỉ nói lên mơ ước nhỏ nhoi vậy thôi mà ánh mắt các em ánh lên niềm vui sướng khó tả.

phan doi giua pho tay nhung be con nhoc nhan muu sinh giua dem

Ước mong hằng đêm của những đứa trẻ chỉ là bán được thật nhiều hạt dẻ

“Mẹ con nói ba đi đâu rồi, không có về…”

Trên tay cầm bọc kẹo cao su ít ỏi, Nguyễn Minh Hoàng (10 tuổi) lanh lẹ rảo bước chào mời trên phố Tây. Đáng quý là dù khách có mua hay không, em đều lễ phép gật đầu cảm ơn rồi mới rời đi.

Mỗi vỉ kẹo có giá 20 nghìn, mỗi đêm em bán được không đến 10 vỉ. “Mẹ con canh giờ rước con về để hôm sau con đi học sớm, rồi mẹ quay lại đây xiếc kiếm tiền…”, Hoàng nói.

phan doi giua pho tay nhung be con nhoc nhan muu sinh giua dem

Cậu bé lanh lợi lấy lòng khách Tây

Hoàng đã vào đến lớp 4, em bảo mê học lắm nhưng mà xin mẹ đi bán thêm, vì biết mẹ thiếu tiền. Khi tôi hỏi về ba em, em lắc đầu: “Mẹ con nói ba đi đâu rồi, không có về…”. Tôi nghẹn lòng khi mường tượng được điều mẹ em đang né tránh.

phan doi giua pho tay nhung be con nhoc nhan muu sinh giua dem

Thấy mẹ vất vả nên tự Hoàng xin đi bán hàng rong

Đi chung với Hoàng là cậu anh họ Trần Văn Thuận chỉ mới 9 tuổi, trông em có vẻ ngây ngô đáng thương. Em chậm chạp kể với tôi lúc trước, ngày nào em bán không hết là về cha dượng đánh, thậm chí không cho em ăn. Giờ mẹ gửi em ở với dì, chính là mẹ của Hoàng. Thuận nói dì vừa cho em vô học lớp 1. “Đi học nhiều bạn bè vui lắm”, em hào hứng kể. Cả hai đứa trẻ gầy gò khoe với tôi là chúng mê võ! Ở trường có một thầy dạy võ miễn phí.

Cuối cùng thì, suy nghĩ thường trực nhất ở các em vẫn là bán được thật nhiều hàng để có cái ăn và phụ giúp mẹ… Giữa con phố không bao giờ ngủ, tôi thắt lòng tự hỏi: Liệu có tương lai tươi sáng nào sẽ mở ra cho những thân phận trẻ thơ này không?...

phan doi giua pho tay nhung be con nhoc nhan muu sinh giua dem Quận 1 thông tin chính thức vụ 'trói chân' ông Hải

Việc thành lập Tổ liên ngành là nhằm khẳng định vai trò trách nhiệm của UBND 10 phường trong công tác chấn chỉnh trật tự ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.