Singapore tạo điều kiện cho người trẻ bán hàng rong

Singapore vừa mở cửa một trung tâm cho người trẻ bán hàng rong. Trung tâm hàng rong Pasir Ris do Công ty NTUC Foodfare quản lý chính thức mở cửa vào ngày 25.1.
singapore tao dieu kien cho nguoi tre ban hang rong
Cô Cheryl Sou (27 tuổi) chủ gian hàng thức ăn Hàn Quốc Seoul Shiok tại Trung tâm hàng rong Pasir Ris. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CHANNEL NEWS ASIA

Trung tâm có 20 quán ăn truyền thống ở tầng trệt và 22 tiệm bán thức ăn nhanh trên tầng 1, theo đài Channel News Asia. Trong số 42 quán ăn, có 14 tiệm của những người bán hàng rong trẻ tuổi.

Đây là một không gian mới tạo cơ hội cho thanh niên buôn bán, đồng thời giúp khách hàng thay đổi quan điểm cho rằng giới trẻ thiếu kinh nghiệm, không nấu ăn ngon bằng người trung niên.

NTUC Foodfare đang tiến hành chương trình “khởi nghiệp hàng rong” nhằm thu hút thế hệ trẻ. Chương trình hỗ trợ vay vốn ưu đãi 40.000 - 50.000 SGD (695 - 868 triệu đồng).

Một trong những thanh niên đầu tiên đăng ký bán hàng tại trung tâm là anh Poh Chee Eng (28 tuổi). Khi anh Eng phụ giúp tại quán hàng rong mì tôm của cha mẹ tại khu Ang Mo Kio, nhiều khách hàng nghĩ rằng anh còn quá trẻ nên không thể nấu ăn ngon.

singapore tao dieu kien cho nguoi tre ban hang rong

Anh Poh Chee Eng (28 tuổi) là một trong những người trẻ đầu tiên đăng ký bán hàng tại Trung tâm Hàng rong Pasir Ris. Ảnh chụp màn hình Channel News Asia

Bất chấp lời phê bình, cựu công chức trẻ này đã tự mở quán ăn của riêng mình tại Trung tâm Hàng rong Pasir Ris. “Doanh thu có thể bấp bênh tùy theo lượng khách hàng, nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức. Nhiều bạn trẻ nỗ lực phát triển sự nghiệp, tìm kiếm công việc ổn định, nhưng tôi thì khác. Tôi muốn tiếp nối truyền thống gia đình”, Eng chia sẻ.

“Tất cả mọi người bán hàng rong xem nhau như thành viên trong một gia đình tại trung tâm”, cô Cheryl Sou (27 tuổi), chủ gian hàng thức ăn Hàn Quốc Seoul Shiok, cho biết.

Trong một nghiên cứu về mô hình quản lý hàng rong thành công ở Singapore, nhà nghiên cứu Azhar Ghani, thuộc Viện Nghiên cứu chính sách Singapore, viết: “Trong thập niên 1950, chính quyền Singapore muốn dọn sạch hàng rong khỏi vỉa hè, nhưng đa số người dân thông cảm với hoàn cảnh khó khăn của người bán hàng rong”. Điều này khiến các quan chức Singapore thay đổi quan điểm và đưa ra nhiều chính sách đảm bảo quyền lợi cho người bán hàng rong.

Trong giai đoạn 1971 - 1986, chính quyền Singapore bắt đầu xây dựng nhiều chợ, trung tâm bán hàng rong rải rác khắp nơi “càng nhiều càng tốt”, sẵn sàng giao đất cho các nhà đầu tư với điều kiện phải lập ra trung tâm bán hàng rong ngay trong mảnh đất đó, ông Ghani cho biết.

Chính quyền Singapore cũng tính đến việc tái bố trí người bán hàng rong về khu vực gần với điểm buôn bán trước đây, giúp giải tỏa tâm lý lo sợ mất khách hàng thân thiết, theo ông Ghani.

Hiện tại người bán hàng rong ở Singapore phải đăng ký kinh doanh, trả tiền thuê mặt bằng tại trung tâm bán hàng rong. Nhưng họ không thiệt thòi bởi vì trung tâm bán hàng rong và món ăn vỉa hè vốn được quảng bá là đặc trưng của đời sống văn hóa Singapore, giúp thu hút hàng ngàn du khách hằng năm, ông Ghani cho hay.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.