Lỗ hỏng lao động nhập cư đẩy Singapore vào tình trạng mất kiểm soát dịch Covid-19

Từng được thế giới khen ngợi về việc quản lí dịch Covid -19 vào tháng trước, Singapore đang phải đối mặt với nguy cơ mất kiểm soát dịch bệnh. Các cụm lây nhiễm trong cộng đồng lao động nhập cư tại quốc đảo sư tử đang đe dọa cuộc sống của họ.

Một thập kỉ trước, ông Shekor – một người Bangladesh – đã đặt chân đến Singapore ở tuổi 17, gia nhập lực lượng người lao động nhập cư với thu nhập thấp tại đây,  ròng rã làm việc góp phần thúc đẩy sự phát triển hạ tầng tại thành phố.

Ông từng nằm trong đội ngũ công nhân xây dựng các tòa nhà bệnh viện, các tuyến tàu điện ngầm và công trình khu nghỉ dưỡng Marina Bay Sands.

Nỗi niềm người lao động nhập cư ở Singapore trước tình hình mất kiểm soát dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Nhiều cụm lây nhiễm nổi lên trong cộng đồng lao động nhập cư ở Singapore gần đây, dấy lên các vấn đề đáng lo ngại về điều kiện sống, và an toàn sức khỏe của 1/3 lực lượng lao động quốc gia này. (Nguồn: Washington Post).

Lỗ hổng chống dịch tại Singapore: Bỏ quên lao động nhập cư

Suốt 10 năm làm việc không ngừng nghỉ, ông đã nếm trải đủ vị đắng, thương tích đi kèm với công việc trong các công trình xây dựng của mình.

Ngày 18/3, ông Shekor bị chấn thương nặng tại hông trái trong khi đang làm việc, đúng vào ngày số ca nhiễm virus Covid-19 tại Singapore bắt đầu tăng vọt.

Tính đến ngày 23/4, Singapore đã ghi nhận số trường hợp nhiễm virus Covid-19 tăng vọt từ 313 ngày 18/3 đến hơn 10.000 người.

Gần 70% số trường hợp nhiễm bệnh mới của Singapore tập trung tại các điểm kí túc xá, nơi lực lượng lao động nhập cư tại đây sinh sống, và đang bị cách li tại chỗ trong khi chính quyền tìm kiếm giải pháp kiểm soát dịch.

Nỗi niềm người lao động nhập cư ở Singapore trước tình hình mất kiểm soát dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Gần 70% số ca nhiễm virus Covid-19 mới của Singapore là người lao động nhập cư. (Nguồn: Washington Post).

Ông Shekor, chỉ tiết lộ tên họ khi trả lời phỏng vấn với tờ Washington Post, do lo sợ chủ lao động trả đũa, thở dài: "Điều này khiến tôi không thể nào mua thuốc giảm đau để làm dịu cơn đau hông khi ngủ nữa".

"Mọi thứ đang rất khó khăn đối với mọi người ở đây", ông nói. "Họ chỉ đem những người nào mắc bệnh nặng nhất nhập viện, không ai chăm sóc những người có biểu hiện bình thường như tôi cả".

Khu kí túc xá của ông có hơn 25.000 người lao động nhập cư sinh sống, với hàng trăm ca nhiễm virus Covid-19.

Tình trạng này làm nổi bật lỗ hổng chống dịch tại Singapore, là những người lao động nhập cư, chiếm 1/3 lực lượng lao động tại đây.

Nguy cơ nhiễm Covid-19 của họ càng trở nên trầm trọng hơn khi lệnh phong tỏa cục bộ khu dân cư lao động nhập cư, khiến cho các tòa nhà kí túc đã đông đúc, ngày càng chật chội hơn.

Ngoài ra còn có nhiều hạn chế về phúc lợi xã hội, như chế độ dinh dưỡng kém, khó khăn trong tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp, và thiết bị bảo hộ cá nhân, thu nhập thấp, thậm chí là nạn phân biệt đối xử.

Nỗi niềm người lao động nhập cư ở Singapore trước tình hình mất kiểm soát dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Điều kiện sống đông đúc, chật chội khiến cho virus dễ dàng lây lan giữa cộng đồng dễ bị tổn thương nhất tại Singapore. (Nguồn: Washington Post).

Các biện pháp phòng chống dịch bệnh chỉ tập trung chủ yếu vào công dân Singapore

Các khu phố tập trung người lao động nhập cư hiện đã trở thành những điểm nóng đại dịch Covid-19 không chỉ tại Singapore, mà còn nhiều quốc gia châu Á khác.

Ở Trung Quốc, người dân châu Phi nhập cư đang phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và văn hóa bài ngoại. Họ bị một số nhà hàng từ chối phục vụ, thậm chí bị đuổi ra khỏi nhà thuê.

Tờ Lianhe Zaobao, báo tiếng Hoa lớn nhất ở Singapore, gần đây đã xuất bản một lá thư "chia sẻ" từ một độc giả, đổ lỗi dịch bệnh bùng phát cho những người lao động nhập cư, gọi quê hương của họ là "lạc hậu", và chỉ trích họ sinh hoạt "bẩn thỉu".

Nỗi niềm người lao động nhập cư ở Singapore trước tình hình mất kiểm soát dịch Covid-19 - Ảnh 4.

(Nguồn: Washington Post).

Theo tờ Washington Post, các nhà phê bình tại Singapore cho rằng những hành động này cho thấy "sự kiêu ngạo từ một phần lớn chính quyền và cộng đồng tại đây".

Những người đã "ngủ quên" với thành công ban đầu trong công cuộc giữ số ca nhiễm virus Covid-19 ở mức thấp của họ, mà không chuẩn bị trước cho nguy cơ xảy ra kịch bản bùng phát bệnh nghiêm trọng nhất.

"Trong 2 tháng đầu, chúng ta đã tự chúc mừng cho bản thân quá nhiều", ông Alex Au - Phó Chủ tịch nhóm bảo vệ quyền lợi người lao động Transient Workers Count Too (TWC2) – nhận định. "Nguy cơ đã tồn tại ngay từ thời điểm đó rồi", ông nói.

"Các biện pháp phòng chống dịch bệnh được giới chức Singapore đưa ra chỉ tập trung chủ yếu vào công dân Singapore mà thôi", ông nói.

Nỗi niềm người lao động nhập cư ở Singapore trước tình hình mất kiểm soát dịch Covid-19 - Ảnh 5.

Người lao động nhập cư, những số phận bị bỏ quên trong công cuộc chống làn sóng dịch bệnh dầu tiên tại Singapore. (Nguồn: Washington Post).

Từ việc phân phối khẩu trang y tế, dung dịch khử trùng và khẩu trang có thể tái sử dụng, đều chỉ được áp dụng cho các hộ gia đình là công dân Singapore.

Mặt khác, những công dân Singapore khi trở về từ các nước phát triển như Mỹ, Anh, đều được đưa vào cách li tại các khách sạn 4 – 5 sao, được chính phủ tài trợ hoàn toàn.

"Điều này thể hiện sự thờ ơ 'có chủ đích' của chính quyền đối với lực lượng những người lao động ngoại quốc", ông Au tức giận nói. "Toàn bộ bộ máy nhà nước vận hành như thể họ không tồn tại vậy".

HealthServe - một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động nhập cư tại Singapore, cho biết những người lao động này đã bắt đầu lo lắng cho sức khỏe bản thân ngay từ đầu tháng 2 năm nay, do điều kiện sống của họ quá chật chội.

Tuy nhiên, sự thay đổi trong các qui định chống dịch ở Singapore đang khiến các bác sĩ và y tá tình nguyện làm việc cho các tổ chức, phòng khám phi lợi nhuận không thể tiếp tục hỗ trợ bán thời gian cho những người lao động dễ bị tổn thương này.

Các tổ chức, phòng khám phi lợi nhuận đã buộc phải cắt giảm 90% dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.

"Đây là một tình huống mà chúng tôi đã lường trước, dù vậy chúng tôi đã luôn hi vọng rằng mọi chuyện sẽ trở nên tốt hơn", ông Suwen Low - phát ngôn viên của HealthServe  nói.

Nỗi niềm người lao động nhập cư ở Singapore trước tình hình mất kiểm soát dịch Covid-19 - Ảnh 6.

Các nhân viên y tế tự nguyện của HealthServe chuẩn bị trước khi chăm sóc các bệnh nhân. (Nguồn: Washington Post).

Trả lời chất vấn từ Washington Post, phát ngôn viên Bộ Nhân lực Singapore, đã cho phát một bản tin vào ngày 14/4, tuyên bố rằng các nhà chức trách đang làm việc hết sức để "giảm mật độ lao động trú tại các kí túc xá, cũng như đang thực hiện một chương trình hỗ trợ y tế tại toàn bộ các cơ sở kí túc xá nhập cư" tại đây.

Theo phát ngôn của Bộ Nhân lực, toàn bộ những người lao động phục vụ trong các dịch vụ thiết yếu đều đã được đưa đi các cơ sở cư trú khác. Đồng thời, giới chức đang tìm kiếm các cơ sở công như doanh trại quân đội, trung tâm thể thao, các tòa nhà bỏ trống và các nhà container di động, để phân bổ lại lượng người lao động nhập cư.

"Ưu tiên trước mắt của chúng tôi là đảm bảo sức khỏe và hạn chế tối thiểu số người lao động sinh sống tại các kí túc xá này", ông Josephine Teo, Bộ trưởng Bộ Nhân lực Singapore, phát biểu trong một cuộc họp báo vào tuần trước.

Nỗi niềm người lao động nhập cư ở Singapore trước tình hình mất kiểm soát dịch Covid-19 - Ảnh 7.

Người dân xếp hàng chờ nhận phát lương thực ở một khu kí túc bị phong tỏa tại Singapore. (Nguồn: Washington Post).

Trong tuyên bố quốc gia hôm thứ Ba vừa qua, Thủ tướng Singapore Lí Hiển Long, đã nhấn mạnh việc số trường hợp mắc virus Covid-19 mới trong cộng đồng đã được kiểm soát, ngay trước khi công bố số ca nhiễm trong cộng đồng lao động nhập cư gia tăng mạnh mẽ.

"Chúng tôi sẽ chăm sóc cho bạn giống như chúng tôi chăm sóc cho người dân Singapore vậy", Thủ tướng Lí Hiển Long tuyên bố. "Chúng tôi sẽ chăm sóc sức khỏe, phúc lợi và nhu cầu sinh kế của các bạn".

Chính phủ Singapore đang tích cực làm việc với các tổ chức lao động như Trung tâm Lao động nhập cư, nơi đang tổ chức các chương trình đại sứ trực tuyến, tuyên truyền các biện pháp vệ sinh, giãn cách xã hội và giao dịch trực tuyến cho đồng nghiệp và bạn bè.

Yeo Guat Kwang - Chủ tịch trung tâm, cho biết chính quyền cần tập trung vào việc cải thiện các điều kiện sống cho người lao động trong tương lai.

"Nhìn chung, mọi người sẽ trở nên cẩn thận hơn", ông nói. "Tuy nhiên, đợt dịch này thực sự là một cơn đại dịch toàn cầu khủng khiếp chưa từng thấy".

Nỗi niềm người lao động nhập cư ở Singapore trước tình hình mất kiểm soát dịch Covid-19 - Ảnh 8.

Nhân viên Trung tâm Lao động nhập cư kiểm tra các thùng hàng cứu trợ cho người lao động. (Nguồn: Washington Post).

Singapore đang là quốc gia có số trường hợp nhiễm Covid-19 bình quân đầu người cao nhất thế giới

Làn sóng ca nhiễm virus Covid-19 thứ hai nổi lên tại Singapore vào giữa tháng 3, cùng với một số khu vực khác ở châu Á,  như Hong Kong và Đài Loan, sau khi cư dân ở nước ngoài bắt đầu trở về nước từ châu Âu và Mỹ.

Dù vậy, Singapore đang tỏ vẻ thua kém hơn trong công cuộc kiểm soát dịch so với hai khu vực còn lại. Hong Kong đã ghi nhận số ca nhiễm mới chỉ còn một chữ số trong hơn 8 ngày liên tục, trong khi Đài Loan đã nhiều ngày ghi nhận không có trường hợp nhiễm mới nào từ đầu tháng.

Ngược lại, Singapore đang dẫn đầu châu Á về số ca nhiễm Covid-19, và hiện là quốc gia có số trường hợp nhiễm bình quân đầu người cao nhất thế giới.

Phần lớn người lao động nhập cư nhiễm Covid-19 tại Singapore là nam giới, làm việc trong lĩnh vực xây dựng và các ngành công nghiệp thâm dụng lao động khác.

Đây đều là những công việc thu nhập ít và được lao động Singapore cho là kém hấp dẫn. Một công nhân xây dựng điển hình ở Singapore kiếm được khoảng 430 USD/ tháng, trong khi thu nhập trung bình hàng tháng của người dân Singapore là 3.227 USD.

Nỗi niềm người lao động nhập cư ở Singapore trước tình hình mất kiểm soát dịch Covid-19 - Ảnh 9.

Người lao động cố gắng giữ khoảng cách an toàn nhất có thể trong các khu kí túc chật chội. (Nguồn: Washington Post).

Nhiều cụm lây nhiễm Covid-19 tại các kí túc xá người lao động đã được phát hiện gần đây. Hơn một chục kí túc xá đang bị cảnh sát quản lí cách li tập trung, khiến cho hàng tẳm ngàn người lao động bị giam lỏng tại chính gian phòng thuê của mình.

Hơn 200.000 cư dân tại các kí túc xá này mỗi ngày đang sống trong lo lắng, sợ hãi, bị bủa vây bởi sự buồn chán và cô lập.

Không có khả năng mua đồ tạp hóa, thực phẩm để nấu ăn hay thậm chí mua thẻ điện thoại để gọi về cho gia đình, họ gần như sống hoàn toàn phụ thuộc vào các khoản từ thiện và các đợt phát lương thực.

Nỗi niềm người lao động nhập cư ở Singapore trước tình hình mất kiểm soát dịch Covid-19 - Ảnh 10.

Người lao động nhập cư chủ yếu sống dựa vào hỗ trợ từ chính phủ Singapore, trước bối cảnh bị cách li tập trung và không thể làm việc. (Nguồn: Washington Post).

Một công nhân dấu tên, có họ là Ali, đã được điều trị triệu chứng đau họng và sốt trước khi tuyên bố lệnh phong tỏa.

Lúc đó, anh được yêu cầu nghỉ ốm cho đến hết ngày 9/4, với "khuyến cáo có khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp", anh buộc phải tự cách li hoặc bị phạt 7.000 USD.

"Đó là điều không thể, khi tôi đang sống chung phòng với 12 người khác", Ali nói. "Hiện tôi vẫn chưa hết ho, nhưng vì đang phong tỏa, anh không thể tìm kiếm sự chăm sóc y tế trong nhiều ngày qua".

"Liệu ai sẽ giúp tôi hay điều trị cho tôi cơ chứ?", anh tuyệt vọng nói trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại. "Tôi rất sợ mình sẽ chết trước khi có sự giúp đỡ".

Các nhà chức trách Singapore nhận định nguyên nhân số ca nhiễm virus Covid-19 trong cộng đồng các khu kí túc xá lao động nhập cư đã lây lan thông qua các địa điểm tập trung nhiều lao động, như nơi làm việc, nơi sống và các trung tâm mua sắm có nhiều người tụ tập khi được nghỉ làm.

Nỗi niềm người lao động nhập cư ở Singapore trước tình hình mất kiểm soát dịch Covid-19 - Ảnh 11.

Một địa điểm tụ tập ngày nghỉ của người dân lao động ở Singapore. (Nguồn: Washington Post).

Ở một diễn biến khác, khi trả lời phỏng vấn lần thứ hai với Washington Post mới đây, Ali chia sẻ cuối cùng anh đã được bác sĩ điều trị, họ cũng đã tiến hành xét nghiệm virus Covid-19 cho anh, nhưng anh vẫn chưa nhận được kết quả.

11 người bạn cùng phòng của Ali hiện đang cố gắng giữ khoảng cách với nhau nhất có thể, nhưng điều này gần như là không thể. Ali cũng tiết lộ trong buổi thăm khám mới đây, anh nhận thấy tại phòng khám không có xà phòng rửa tay cho bệnh nhân.